Cảnh Giác Trò Thu Mua Bông Thanh Long Của Thương Lái Trung Quốc

Ngày 12/6/2014, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, cho biết: Việc thương lái Trung Quốc thu mua bông thanh long rầm rộ ở nhiều nơi hiện nay là chiêu trò lừa gạt nhà vườn.
Theo ông Thân, cách đây mấy tháng có một số thương lái từ Tây Ninh đến liên hệ với ông đặt mua bông thanh long khô giá 50.000 đ/kg (10 kg bông tươi được 1kg bông khô) số lượng không hạn chế để chế biến trà xuất khẩu. Khi ông yêu cầu ký kết hợp đồng thu mua thì các thương lái cho rằng khi nào có đủ số lượng theo yêu cầu sẽ ký hợp đồng. Bị lật tẩy nên từ đó đến nay họ không quay trở lại.
Hiện nay, thanh long đang vào thời vụ chính nên sản lượng bông rất cao. Việc tại Bình Thuận, Lâm Đồng và nhiều địa phương khác thương lái thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ với giá 3.500 đồng/kg là chiêu lừa mới, nhà vườn nên cảnh giác vì khi tận thu bông thanh long bán, cây thanh long sẽ “kiệt sức” vụ sau, chưa kể khi nông dân ồ ạt phát triển cây thanh long sản lượng cung vượt cầu sẽ không có nơi tiêu thụ - ông Nguyễn Văn Thân khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Ngày (22/5), tại TP Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã tổ chức phiên họp của Ban Tư vấn Chương trình và các Nhóm Công tác Kỹ thuật Thông tin Thương mại lần III.

Ông Nguyễn Văn An, nông dân trồng mãng cầu xiêm ở xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông cho biết, hiện nay các thương lái thu mua mãng cầu xiêm tại vườn với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg (tùy theo chất lượng trái), giảm mạnh so với mức hơn 22.000 đồng/kg trong tháng trước. Ở địa phương này, năng suất mãng cầu xiêm bình quân đạt 16 - 18 tấn/ha, lợi nhuận từ vườn mãng cầu xiêm có thể đạt từ 100-200 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Agribank Khánh Hòa cho biết: Hàng năm dư nợ của chúng tôi cho người nuôi trồng thủy sản luôn đạt mức trên 300 tỷ đồng, riêng năm 2013 đạt 319 tỷ đồng với trên 3.300 khách hàng. Được biết hầu hết người dân nuôi trồng thủy sản đều sử dụng đồng vốn hiệu quả và hầu như không có nợ xấu.

Dự án Hệ thống thủy lợi Cầu Sập được triển khai, tuyến đê ven sông Hàm Luông định hình. Những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê, ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển. Phần đất nằm phía trong tuyến đê, được ngọt hóa tức ngoài vùng quy hoạch nuôi tôm biển.

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bắc Giang, nhưng nơi ông Nguyễn Đức Tiến (65 tuổi) lập nghiệp là ấp 3, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai). Nhìn cơ ngơi, tài sản hiện có của người nông dân này, mấy ai biết được khi khởi nghiệp ông chỉ có hai bàn tay trắng.