Cảnh giác

Rất may là việc làm mờ ám này đã sớm bị phát hiện và báo cho Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo xử lý kịp thời.
Hóa chất được đổ xuống đất liền sủi bọt và giun bò lên
Suốt mấy năm qua, có hiện tượng các thương lái Trung Quốc tỏa đi khắp các tỉnh, thành “mua những thứ lạ đời”.
Họ mua từ sừng, móng trâu bò, ốc bươu vàng, gỗ sưa, dứa, dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa đến đuôi trâu...
Mua cái gì thì họ cũng sử dụng một chiêu duy nhất, thu gom với giá cao, số lượng không giới hạn.
Thế là bà con đổ xô đi gom hàng.
Nhiều người vay thêm tiền, huy động họ hàng để thu mua nhưng cứ đến khi vặt hết trái non trong vườn, cắt trụi đuôi trâu, tập kết ốc bươu vàng, đào thảo quả lấy rễ... thì thương lái Trung Quốc đột ngột biến mất.
Thế là người đổ nợ vì không biết bán cho ai, không ít gia đình mất hòa khí vì oán thán nhau.
Nhưng nặng nề hơn là rất nhiều hộ bà con mất đi cái cần câu cơm nuôi sống cả gia đình.
Hãy hình dung những hộ đào rễ thảo quả giờ đây nhìn cả vườn cây chết, trâu bò mất sức kéo vì bị cạy móng... mới thấy sự thiệt hại và đau lòng lớn biết bao. Rồi có lúc họ tập trung tận thu nguyên liệu nông, thủy, hải sản khiến doanh nghiệp xuất khẩu lao đao vì thiếu nguyên liệu...
Những thứ mà thương lái Trung Quốc mua, xem ra không phải vì lợi ích kinh tế.
Tuy nhiên, đến vụ đổ hóa chất dụ giun đất thì có thể nói, mức độ gây hại đã tăng lên. Bởi bắt giun đất sẽ làm cho đất không xốp, cây trồng khó lên.
Bắt giun và đổ hóa chất nữa thì có thể làm chết đất. Bà con nông dân chỉ trông vào mảnh vườn, thửa ruộng.
Kế sinh nhai của họ, của gia đình họ đều dựa cả vào đó. "Giết đất" chẳng khác nào triệt đường sống của người ta.
Tang chứng, vật chứng đã có đủ. Đây là lúc chúng ta cần làm rõ động cơ của các thương lái Trung Quốc; đó là cá nhân hay có tổ chức nào đứng đằng sau và có giải pháp xử lý kiên quyết, mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, là việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người dân biết và hiểu các chiêu trò có hại này.
Mức độ có hại đã tăng lên nên mức độ cảnh giác của cả người dân, lãnh đạo các địa phương cũng phải tăng lên để giúp bà con không bị trúng kế.
Như vụ thương lái Trung Quốc đổ hóa chất dụ giun nói trên, rất hoan nghênh sự cảnh giác và vào cuộc kịp thời của cả người dân và Đồn biên phòng cửa khẩu Lao Bảo.
Có thể bạn quan tâm

“Chúng ta đã khuyến khích, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều hộ nông dân thoát nghèo, làm giàu trên chính khu vườn, mảnh ruộng quê hương mình. Điều đó thật sự có ý nghĩa về nhiều mặt, là chiến lược, là mục đích xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo” – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo NTM tỉnh Võ Kim Cự khẳng định.

Trước áp lực của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) “dọa” đóng cửa nhà máy nếu áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm mới từ ngày 1-1-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chủ trương cho phép lùi thời gian áp dụng quy định này.

Đó là nhận định của các cơ sở chế biến, sản xuất khô cá lóc ở huyện Chợ Mới (An Giang). Chị Kim Huê, chủ cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Huê (thị trấn Chợ Mới), cho biết: Khoảng nửa năm nay, cơ sở tiêu thụ bình quân 300 - 400kg khô/ngày, chỉ bằng 1/2 trước đây.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2014 của Khánh Hòa đạt 466 triệu USD, vượt 0,2% so với kế hoạch và tăng 0,4 % so với năm 2013. Như vậy, dù bị tác động của nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi từ suy thoái kinh tế thế giới nhưng xuất khẩu thuỷ sản của Khánh Hòa vẫn hoàn thành kế hoạch tăng trưởng đã đặt ra.

Sáng sớm tinh mơ, tại cảng cá Tịnh Kỳ, nhiều tàu đánh bắt cá cơm tấp nập vào bến bán cá. Cá vừa được ngư dân bủa lưới trong đêm nên rất tươi ngon. Chuyện thỏa thuận giá cả giữa thương lái với chủ tàu cũng diễn ra suôn sẻ. Chủ tàu Trần Tấn Thành, ngụ thôn An Vĩnh cho biết: “Năm nay cá cơm tương đối nhiều.