Cảnh giác

Rất may là việc làm mờ ám này đã sớm bị phát hiện và báo cho Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo xử lý kịp thời.
Hóa chất được đổ xuống đất liền sủi bọt và giun bò lên
Suốt mấy năm qua, có hiện tượng các thương lái Trung Quốc tỏa đi khắp các tỉnh, thành “mua những thứ lạ đời”.
Họ mua từ sừng, móng trâu bò, ốc bươu vàng, gỗ sưa, dứa, dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa đến đuôi trâu...
Mua cái gì thì họ cũng sử dụng một chiêu duy nhất, thu gom với giá cao, số lượng không giới hạn.
Thế là bà con đổ xô đi gom hàng.
Nhiều người vay thêm tiền, huy động họ hàng để thu mua nhưng cứ đến khi vặt hết trái non trong vườn, cắt trụi đuôi trâu, tập kết ốc bươu vàng, đào thảo quả lấy rễ... thì thương lái Trung Quốc đột ngột biến mất.
Thế là người đổ nợ vì không biết bán cho ai, không ít gia đình mất hòa khí vì oán thán nhau.
Nhưng nặng nề hơn là rất nhiều hộ bà con mất đi cái cần câu cơm nuôi sống cả gia đình.
Hãy hình dung những hộ đào rễ thảo quả giờ đây nhìn cả vườn cây chết, trâu bò mất sức kéo vì bị cạy móng... mới thấy sự thiệt hại và đau lòng lớn biết bao. Rồi có lúc họ tập trung tận thu nguyên liệu nông, thủy, hải sản khiến doanh nghiệp xuất khẩu lao đao vì thiếu nguyên liệu...
Những thứ mà thương lái Trung Quốc mua, xem ra không phải vì lợi ích kinh tế.
Tuy nhiên, đến vụ đổ hóa chất dụ giun đất thì có thể nói, mức độ gây hại đã tăng lên. Bởi bắt giun đất sẽ làm cho đất không xốp, cây trồng khó lên.
Bắt giun và đổ hóa chất nữa thì có thể làm chết đất. Bà con nông dân chỉ trông vào mảnh vườn, thửa ruộng.
Kế sinh nhai của họ, của gia đình họ đều dựa cả vào đó. "Giết đất" chẳng khác nào triệt đường sống của người ta.
Tang chứng, vật chứng đã có đủ. Đây là lúc chúng ta cần làm rõ động cơ của các thương lái Trung Quốc; đó là cá nhân hay có tổ chức nào đứng đằng sau và có giải pháp xử lý kiên quyết, mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, là việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người dân biết và hiểu các chiêu trò có hại này.
Mức độ có hại đã tăng lên nên mức độ cảnh giác của cả người dân, lãnh đạo các địa phương cũng phải tăng lên để giúp bà con không bị trúng kế.
Như vụ thương lái Trung Quốc đổ hóa chất dụ giun nói trên, rất hoan nghênh sự cảnh giác và vào cuộc kịp thời của cả người dân và Đồn biên phòng cửa khẩu Lao Bảo.
Có thể bạn quan tâm

Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Khoai lang Nhật, hiện đang là cây trồng cho thu nhập ổn định. Khoai lang Nhật không chỉ bán nội địa mà một lượng lớn dùng để xuất khẩu với giá cao. Và một doanh nghiệp đã và đang đồng hành với nông dân, đưa củ khoai lang Nhật của Việt Nam đến với những phương trời xa. Đó là Công ty cổ phần Viên Sơn đóng trên địa bàn xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng).