Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cảnh Báo Xâm Nhập Mặn Vụ Chiêm Xuân Ở Vùng Biển

Cảnh Báo Xâm Nhập Mặn Vụ Chiêm Xuân Ở Vùng Biển
Ngày đăng: 07/03/2015

Những năm gần đây, hiện tượng El Nino diễn biến phức tạp. Theo đó, thực trạng xâm nhập mặn diễn ra, khiến hàng nghìn ha lúa rơi vào tình trạng thiếu nước; trong đó, có hàng trăm ha lúa bị chết.

Vụ chiêm-xuân 2013-2014 xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, đặc biệt là ở 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc luôn duy trì ở mức 0.10-5 phần nghìn khiến các trạm bơm vùng triều gặp khó khăn do nguồn nước bị xâm nhập mặn nặng, thời gian bơm bị giảm đến mức báo động, một số cống lấy nước vùng triều phải đóng cửa.

Vụ chiêm-xuân 2014-2015, dự báo, hiện tượng El Nino sẽ tiếp diễn với cường độ mạnh hơn so với các năm trước, nên lượng dòng chảy cơ bản trên các sông giảm dần, mực nước trung bình trên các sông chính sẽ thiếu hụt so với trung bình hàng năm. Điều này đồng nghĩa với việc xâm nhập mặn sẽ diễn ra gay gắt hơn. Dự báo, trong vụ chiêm-xuân năm nay, vùng ven biển sẽ có tới 7.200 đến 9.000 ha lúa có khả năng bị hạn do ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Bà Nguyễn Thị Anh Nga, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, cho biết: Để đối phó với tình hình xâm nhập mặn được dự báo sẽ diễn ra gay gắt trong vụ chiêm-xuân 2014-2015 ở vùng biển, ngành nông nghiệp đã yêu cầu các địa phương, đơn vị ra quân làm thủy lợi mùa khô nhằm khơi thông dòng chảy. Cùng với đó, khẩn trương tu sửa, bảo dưỡng các trạm bơm; đồng thời, có công văn đề nghị các địa phương, đơn vị thủy nông căn cứ vào tình hình thực tế để đóng, mở các cửa sông, cửa biển hợp lý giữ nước ngọt, ngăn nước mặn, kiểm soát độ mặn để lấy nước tưới và có biện pháp xử lý kịp thời ở các vùng triều.

Đến huyện Hậu Lộc, nơi thường xuyên xảy ra hạn hán do tình trạng xâm nhập mặn, đơn cử như vụ chiêm - xuân 2013-2014, tại cống Lộc Động, xã Phong Lộc độ mặn đo được thời điểm cao nhất lên tới 2.1 phần nghìn; tại trạm bơm Liên Lộc độ mặn đo được cao nhất đạt ngưỡng 10 phần nghìn khiến cho công tác chống hạn gặp nhiều khó khăn do một số cống lấy nước phải đóng cửa để ngăn mặn, điều này đã làm cho hơn 1.000 ha lúa tại 5 xã vùng đông kênh De bị thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.

Để đối phó với tình hình xâm nhập mặn có thể xảy ra, giải pháp trước mắt mà ngành nông nghiệp và huyện Hậu Lộc đã và đang thực hiện là tổ chức cho nhân dân ra quân làm thủy lợi mùa khô trước khi vào vụ sản xuất mới; chủ động thực hiện công tác thau chua, rửa mặn theo từng vụ, từng năm cho những diện tích nằm trong khu vực nhiễm mặn.

Cùng với việc thực hiện các giải pháp tạm thời, huyện đang tiến hành thực hiện các giải pháp mang tính lâu dài nhằm đối phó lại với tình trạng hạn hán do xâm nhập mặn diễn ra trên địa bàn, như: Chuyển đổi cơ cấu giống trong sản xuất lúa thông qua việc liên tục đưa các giống lúa mới có khả năng chịu hạn cao, như: C Ưu đa hệ, CT16, N46... vào sản xuất; chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây khác có khả năng chịu hạn cao như ngô, lạc, đậu... Ngoài ra, huyện đang đề nghị tỉnh bố trí nguồn kinh phí để đắp đập sông Lèn, nâng cấp kênh, trạm bơm Châu Lộc và đầu tư nâng cấp trạm bơm Đại Lộc.

Để đối phó với tình hình thiếu nước và hạn có khả năng xảy ra, ngay từ những tháng đầu mùa khô huyện Nga Sơn đã tổ chức cho bà con nông dân và các đoàn thể ra quân làm thủy lợi mùa khô; đồng thời lập phương án chống hạn cho toàn vụ, trong đó huyện  tập trung theo dõi diễn biến của thời tiết, đưa ra dự tính, dự báo để các địa phương, đơn vị chủ động đối phó với tình hình hạn có thể xảy ra; điều chỉnh việc đóng, mở Âu Báo Văn và đắp đập hợp lý nhằm bảo đảm hoạt động của các trạm bơm. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo  các xã, đặc biệt là những xã nằm trong vùng nguy cơ xảy ra hạn cao chuẩn bị các trạm bơm dã chiến.

Ngoài việc thực hiện các giải pháp về thau chua rửa mặn, nạo vét kênh, ngăn mặn, huyện Nga Sơn đang thực hiện rà soát những khu vực trồng lúa thường xuyên xảy ra hạn nặng để chuyển đổi sang trồng những cây khác; đồng thời, tại một số khu vực thường xuyên thiếu nước, huyện đưa các giống lúa có khả năng chịu hạn cao vào gieo cấy.


Có thể bạn quan tâm

Hội thảo mô hình nuôi ếch trong lồng Hội thảo mô hình nuôi ếch trong lồng

Ngày 25/8/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết hợp với UBND, Hội nông dân xã Suối Rao tổ chức hội thảo mô hình nuôi ếch trong lồng. Tham dự hội thảo có 30 nông dân là những hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

01/09/2015
Quy hoạch nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ĐBSCL Quy hoạch nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ĐBSCL

Hiện nay, Tổng cục Thủy lợi đang xúc tiến quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

01/09/2015
Tọa đàm tìm hiểu nguyên nhân tôm chết ở HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa Sóc Trăng Tọa đàm tìm hiểu nguyên nhân tôm chết ở HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa Sóc Trăng

Chiều 25-8, tại HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Chi cục Thú y Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 tổ chức buổi tọa đàm “Tìm hiểu nguyên nhân đến đến tình trạng tôm chết hàng loạt ở mô hình nuôi tôm của HTX Hòa Nghĩa”.

01/09/2015
Nông dân Lý Nhân - Hà Nam đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông Hồng Nông dân Lý Nhân - Hà Nam đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông Hồng

Phát huy lợi thế có hơn 27 km sông Hồng chạy qua, từ năm 2012 nhiều hộ nông dân của huyện Lý Nhân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Thực tế cho thấy mô hình nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên phát triển số hộ nuôi khá nhanh... Hiện toàn huyện đã có 14 hộ dân áp dụng mô hình này với tổng số 166 lồng cá tập trung ở các xã Phú Phúc, Đạo Lý và Nhân Đạo, chủ yếu nuôi cá Lăng, cá Chép, cá Diêu hồng và Cá Rô phi.

01/09/2015
Thả 1.500kg cá giống xuống búng Bình Thiên Thả 1.500kg cá giống xuống búng Bình Thiên

Ngày 28-8, UBND huyện An Phú (An Giang) tổ chức lễ thả 169.000 con cá giống (tương đương 1,5 tấn) xuống búng Bình Thiên. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng đã đến dự và tham gia thả cá.

01/09/2015