Cảnh báo hạn hán trầm trọng trong vụ đông xuân 2015-2016

Cảnh báo thời tiết cực đoan
Ông Nguyễn Hồng Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thuỷ lợi và an toàn đập (Tổng cục Thuỷ lợi) cho biết, do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng có những diễn biến bất thường với nhiều biểu hiện cực đoan, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Theo thống kê, trong mùa đông xuân năm 2014 – 2015 (từ tháng 11.2014- 4.2015) đã xảy ra tới 23 đợt không khí lạnh (KHL) xâm nhập xuống lãnh thổ nước ta bao gồm 9 đợt gió mùa đông bắc và 14 đợt KKL tăng cường, trong đó đã xảy ra 4 đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc.
Đặc biệt, có đợt rét đậm rét hại đến sớm hơn trung bình nhiều năm và có đợt kéo dài tới 7 ngày gây ra mưa tuyết, băng giá tại Sapa.
Không chỉ có rét đậm rét hại, thống kê cho thấy nhiệt độ trong mùa đông 2014- 2015 cũng cao hơn trung bình nhiều năm 1,5- 2,5 độ C, có thời điểm trong mùa đông mà nhiệt độ lên tới 38-39 độ C.
Lượng mưa trong những tháng mùa đông cũng giảm mạnh so với trung bình nhiều năm và dung tích hồ chứa thuỷ lợi đến ngày 2.10.2015 bình quân của các hồ chứa ở phía Bắc chỉ đạt 52,15% dung tích thiết kế.
Tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ xảy ra gay gắt trong vụ đông xuân 2015-2016.
Theo Tổng cục Thuỷ lợi, nhận định của các trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn thế giới, tình hình El Nino có thể sẽ diễn ra ở mức cao nhất (nhiệt độ cao hơn trung bình khoảng 2,1 đến 2,3 độ C) vào những tháng cuối năm 2015 và đạt kỷ lục của năm 1997 – 1998 và 90% là kéo dài đến hết mùa đông.
Nền nhiều trong các tháng mùa đông cao hơn trung bình nhiều năm 0,5 – 1,5 độ C; rét đậm rét hại có khả năng không kéo dài, tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện các đợt khoảng 4-7 ngày.
Lượng mưa chỉ đạt 50 -70% trung bình nhiều năm; dòng chảy thiếu hụt 25% và dòng chảy ở các sông suối sẽ thiếu hụt từ 30 – 50%.
Theo Bộ NNPTNT, tổng diện tích thiệt hại do hạn hán thời gian qua tại một số vùng Bắc Trung Bộ đã lên tới khoảng 49.000ha.
Để đảm bảo cho sản xuất, Tổng cục Thuỷ lợi đề nghị Sở NNPTNT các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước để điều chỉnh và có những giải pháp cụ thể đảm bảo nước tưới cho cây trồng, chăn nuôi, thuỷ sản và sinh hoạt của nhân dân.
Ưu tiên cây ngắn ngày chịu hạn
Theo phản ánh của nhiều địa phương, khó khăn lớn nhất hiện nay của các địa phương là đảm bảo cung cấp nước sản xuất nông nghiệp trong điều kiện các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện đang thiếu hụt nguồn nước so với trung bình nhiều năm.
Ông Mai Chiến Thắng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Thanh Hoá cho biết, tổng diện tích đất canh tác của Thanh Hoá hiện là 247.000ha, nếu tình hình biến đổi khí hậu và diễn biến thời tiết bất thường thì địa phương có khoảng 40.000ha sẽ gặp khó khăn về nước tưới.
Còn ông Đào Duy Tân – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, kế hoạch của Hà Nội sản xuất vụ đông 2015-2016 khoảng 50.000 ha.
Trong đó tập trung chủ yếu ở một số cây ngô, đậu tương, lạc, khoai lang, khoai tây, rau đậu các loại.
“Phương châm của chúng tôi là chuyển đổi diện tích cây trồng sử dụng nhiều nước tưới nhưng lâu nay bị hạn hán, thiếu nước sang các cây trồng ngắn ngày có khả năng chịu hạn để đem lại hiệu quả cao hơn”- ông Tân nói.
Theo ông Tân, sau 3 năm thực hiện chuyển đổi, Hà Nội đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 6.487ha”- ông Tân nói.
Trước những tác động của El Nino và dự báo vụ đông xuân năn nay có thời tiết ấm, ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khuyến cáo các địa phương cần sử dụng các cây trồng chịu hạn, ngắn ngày, chuyển đổi diện tích thiếu nước trong điều kiện sản xuất vụ đông xuân 2015-2016 cho phù hợp với thời tiết ấm.
“Đề nghị các sở nông nghiệp của các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục mạnh dạn chuyển đổi những diện tích lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng ngắn ngày mang lại hiệu quả cao hơn, tránh những loại cây trồng quá phụ thuộc vào nước trời”- ông Trung nói.
Vụ đông xuân 2015 – 2016 toàn miền Bắc dự kiến gieo cấy trên 1,3 triệu ha, giảm 19.000ha so với cùng kỳ năm ngoái, năng suất trung bình đạt 60,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với năm trước, sản lượng ước đạt gần 8 triệu tấn, giảm 100 nghìn tấn so với vụ đông xuân 2014 – 2015.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng bến cá Tân Phụng, xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ) và bến cá Nhơn Lý, xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) thuộc dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Bình Định.

Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý giữa các đơn vị thuộc sở, giữa các sở, ngành, quận, huyện, xã để tránh chồng chéo…

Ông cho biết, năm 2013, gia đình ông thu hoạch được khoảng 3 tấn củ tươi/sào, thì năm 2014 chỉ được gần 1,5 tấn, với lượng tinh bột khoảng 20kg/tạ. Bên cạnh đó, giá bán cũng thấp hơn nhiều so vụ trước từ 7.000 – 8.000đ/kg củ tươi (năm 2013 khoảng 15 – 17 ngàn đồng/kg). Giá tinh bột sau khi chế biến 80 ngàn đồng/kg (giảm 10% so năm 2013). Vì thế, người trồng sắn dây đang đứng trước nguy cơ bị thua lỗ nặng.

Dự báo lượng gạo tiêu dùng trên toàn thế giới trong năm nay đạt khoảng 500 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2014 và lượng tiêu thụ theo đầu người cũng tăng lên tới 57,5kg. Điều này dẫn tới lượng gạo buôn bán trên thế giới sẽ tăng khoảng 50 triệu tấn.

Ông Tư Tân, chủ tàu câu mực ở Sông Đốc nói: "Giá dầu giảm liên tục trong mấy tháng qua, từ mức 22.000đ/lít xuống 16.580đ/lít như hiện nay, ngư dân hưởng lợi nhiều lắm. Trước đây, với tàu câu mực loại nhỏ của tôi chi phí cho một chuyến biển từ 50-55 triệu đồng, trong đó bao gồm 2.000 lít dầu, nhớt, nước đá và lương thực, thực phẩm cho ngư phủ.