Cảnh Báo Gia Tăng Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), mặc dù nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi đã được xác định, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường nên dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi.
Trong tuần qua, bệnh này đã xảy ra ở 4 địa phương là TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, diện tích 9,28ha, ngoài ra còn có 20,41ha bị bệnh đốm trắng. Tính đến cuối tháng 11.2013, cả nước đã có 68.099ha diện tích tôm nuôi bị bệnh, trong đó tôm sú 57.013ha, tôm thẻ chân trắng 11.086ha.
Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo các địa phương lưu ý tăng cường thu mẫu giám sát môi trường và dịch bệnh trên tôm nuôi để có thông tin cảnh báo sớm ngăn chặn dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với các chi cục thú y, thủy sản trong vùng tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Gắn bó với cây chè, một loại cây cho thu nhập ổn định trên đất Lâm Đồng, người nông dân đang tìm hướng thích ứng giữa việc nâng cao năng suất, chất lượng với bảo vệ môi trường.
Vì sao người nông dân vẫn chưa giàu lên trên chính mảnh ruộng của mình? Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thực trạng trên, trong đó có thất thoát trong khâu trước và sau thu hoạch, mà phần lớn nguyên nhân là do thiếu cơ giới, công nghệ trong sản xuất...

Từ một cây trồng vốn chỉ để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, cây hồng hoa bỗng trở thành cây công nghiệp mang theo hy vọng xóa đói giảm nghèo cho vùng đất Ayun Pa (Gia Lai).

Nguồn kinh phí sẽ duy trì sản xuất trên diện tích 5.100 ha và tăng thêm 2.000 ha diện tích sản xuất rau an toàn.

Đam mê làm vườn, ham học hỏi, nghiên cứu từ thực tế công việc, ông Bùi Đức Long (SN 1967), phố Kép, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tìm ra phương pháp cho cây cam Đường Canh ra quả theo ý muốn, thu lãi hàng tỷ đồng mỗi vụ.