Cảnh Báo Gia Tăng Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), mặc dù nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi đã được xác định, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường nên dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi.
Trong tuần qua, bệnh này đã xảy ra ở 4 địa phương là TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, diện tích 9,28ha, ngoài ra còn có 20,41ha bị bệnh đốm trắng. Tính đến cuối tháng 11.2013, cả nước đã có 68.099ha diện tích tôm nuôi bị bệnh, trong đó tôm sú 57.013ha, tôm thẻ chân trắng 11.086ha.
Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo các địa phương lưu ý tăng cường thu mẫu giám sát môi trường và dịch bệnh trên tôm nuôi để có thông tin cảnh báo sớm ngăn chặn dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với các chi cục thú y, thủy sản trong vùng tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Trong những thời điểm chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ, gia đình bà Trần Thị Hường, ở thôn Châu Thành, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp, Đắk Nông) vẫn “đứng vững” nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến.

Theo các tài liệu khoa học trên thế giới đã chứng minh, trong trứng gà xanh, hàm lượng axit amin, kẽm, I-ốt, lecithin, lượng vitamin tổng hợp gấp 2 - 3 lần trứng gà thông thường...

Mô hình nuôi heo bằng hệ thống chuồng lạnh đang được một số người dân áp dụng với quy mô lớn.

Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa tổ chức công bố đề tài nghiên cứu phát triển sản xuất ca cao bền vững tại Việt Nam.

Nước trong hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) thiếu hụt so cùng kỳ, người dân canh tác trên đất bán ngập bội thu nhưng nhiều người sống bằng nghề đánh bắt thủy sản lại thất thu.