Cảnh Báo Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Điều Sang Trung Quốc

Theo đó, hiện tại các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam của Hiệp hội Điều Điện Bạch (Quảng Đông, Trung Quốc) đã không dám mua hàng với lý do là hàng tồn kho giá cao còn nhiều trong khi nguồn hàng xuất khẩu từ phía Việt Nam có một số doanh nghiệp bán lại quá rẻ, chỉ khoảng 7,3 USD/kg cho loại WW320. Như vậy, tính ra các doanh nghiệp phía Trung Quốc sẽ bị lỗ nặng.
Do đó, họ không dám mua hàng mới mà chờ tiêu thụ xong lượng hàng tồn kho mới tính đến chuyện tiếp tục mua. Trước tình hình trên, Thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị, các doanh nghiệp phải cân đối thật kỹ lưỡng khi bán hàng nhằm tránh tổn thất chung cho ngành điều Việt Nam, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Hiệp hội Điều cũng đề nghị hội viên không nên bán hàng dưới mức giá 7,8 USD/kg cho mã hàng WW320.
Ngoài ra, khi bán hàng sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp nên tham khảo giá cả của một số doanh nghiệp lớn và nhóm doanh nghiệp của tỉnh Long An, bởi nhóm doanh nghiệp này có chất lượng hàng hóa đồng đều và giá cả khá tốt từ trước đến nay đối với thị trường Trung Quốc. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 146 triệu USD, xếp sau Mỹ và Canada.v
Có thể bạn quan tâm

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

Nhờ thời tiết từ đầu năm đến nay khá thuận lợi nên người trồng lê ở huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã có một vụ lê khá thành công.

Con giống sạch, thức ăn sạch, nền chuồng sạch, môi trường sạch, giết mổ sạch… hầu hết các công đoạn chăn nuôi ở đây đều sạch. Thoạt nghe cứ như hoang tưởng, song nó hoàn toàn có thật.

Vài ngày nay, tại Nghệ An bắt đầu có những trận mưa lớn sau thời gian dài hạn khốc liệt. Mưa dường như khiến nông dân buồn thêm trong tiếc nuối.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, với các cơ chế và chính sách cho ngành chăn nuôi bò sữa thiếu và yếu như hiện nay thì việc nông dân nuôi bò sữa thua lỗ, phá sản và phải nhường chỗ cho sữa nguyên liệu ngoại nhập là thực trạng khó tránh khỏi .