Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cảnh báo 3 giống mắc ca ghép không đảm bảo chất lượng

Cảnh báo 3 giống mắc ca ghép không đảm bảo chất lượng
Ngày đăng: 22/05/2015

Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống mắc ca có dấu hiệu lừa người nông dân khi khẳng định có nguồn cung cấp giống mắc ca ghép rất dồi dào, được nhập về từ Cty Vinamacca, Viện giống cây trồng Eakmat ở Đăk Lăk, sẵn sàng đáp ứng cho người mua với bất cứ số lượng nào.

Cảnh báo 3 giống mắc ca

Theo tìm hiểu của PV, trên thị trường đang có 3 loại giống cây mắc ca ghép không đảm bảo chất lượng.

Một là loại giống mắc ca không phải giống ghép. Cây giống chỉ có chiều cao từ mắt ghép xuống gốc là 40-60 cm. Cây ghép có chồi ghép đã liền vết sẹo, chồi ghép mọc cao 25-30 cm, có tối thiểu 2 thân chính trở lên.

Nhưng một số người bán cây giống không phải là cây ghép đã tạo ra vết ghép giả bằng cách cắt tạo ở thân cây một vết cắt hình dạng giống vết ghép. Để nhận biết cây ghép giả, bà con so sánh sẽ thấy lá ở dưới vết cắt và lá ở bên trên vết ghép giống nhau.

Hai là loại cây giống dùng cây thực sinh làm mắt ghép. Một số điểm ươm, bán cây giống không có cây đầu dòng đã dùng cành của cây thực sinh làm mắt ghép. Loại cây này năng suất thấp, thời gian cho thu hoạch trái rất chậm (phải từ 7 - 8 năm trở lên).

Ba là loại cây giống nguồn gốc không rõ ràng. Một số điểm bán giống không có cây đầu dòng để lấy mắt ghép, đã mua cành của các vườn khác về ghép. Loại cây giống này, chủ vườn ươm không phân biệt được dòng cây mà vẫn đặt tên để bán.

Có những người khi bán lại nói nhập từ Úc, Mỹ, Trung Quốc hay Thái Lan. Đây cũng chính là loại cây giống mắc ca ghép được các chủ cơ sở kinh doanh rao bán rộng rãi nhất.

Trao đổi với PV, ông Hoàng Tùng, Giám đốc Cty Vinamacca Đăk Lăk cho biết: Trong năm 2014, Cty Vinamacca có triển khai 2 đại lý bán cây giống mắc ca tại huyện Lâm Hà, với số lượng nhỏ chỉ 3.000 cây.

Tuy nhiên, trong năm 2015 này thì Cty không có bất cứ điểm chuyển giao cây giống nào, cũng như không bán ra bất cứ một sản phẩm cây ghép nào tại tỉnh Lâm Đồng.

Do đó, việc một số cơ sở kinh doanh cây giống mắc ca tại tỉnh Lâm Đồng đưa ra thông tin nhập sản phẩm cây giống của Cty Vinamacca Đăk Lăk, cung cấp cho người dân là hoàn toàn sai sự thật.

Ông Tùng cho rằng, khi mua cây mắc ca giống bà con nên lưu ý không mua giống ở những cơ sở mà không có cây đầu dòng để lấy mắt ghép, nếu có nhập về cũng không biết đó là dòng nào.

Không nên mua cây ghép có mắt ghép cao cách mặt bầu 50 cm trở lên vì cây cao không chịu được gió bão, lại ít cành ngang, cho năng suất thấp. Không nên mua cây có tuổi gốc ghép quá 24 tháng hoặc thân to trên 10 mm, vì như vậy gốc ghép đã già, rễ cọc to, dài, xoắn đáy dưới bầu ươm.

Trong trường hợp này, khi đem trồng người ta phải cắt dưới đáy bầu ươm, tức là cắt mất rễ cọc đi, do đó, rễ cọc không thể tái sinh, phát triển bình thường được, dẫn đến cây rất dễ bị ngã đổ, không chịu được gió bão, mưa dầm, hạn hán.

Phải mạnh tay với giống lậu

Ông Nguyễn Văn Hạnh, chuyên viên phòng Nông nghiệp huyện Lâm Hà cho biết: Toàn huyện Lâm Hà có tổng cộng 22 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây cà phê và cây ăn quả; chưa có vườn ươm giống mắc ca.

Trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp sẽ tiến hành lập đoàn kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất và kinh doanh cây giống trên địa bàn huyện.

Nếu phát hiện đơn vị nào có sản xuất cây giống mắc ca cũng như nhập cây mắc ca ghép về mà không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì chúng tôi sẽ tiến hành tịch thu, tiêu hủy, đồng thời có thông báo rộng rãi danh tính cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết.

Chung quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Lâm Đồng, cho biết: Đối với những cơ sở sản xuất và kinh doanh cây giống, nếu muốn chuyển qua kinh doanh mắc ca phải được Sở NN-PTNT trực tiếp cấp phép.

Các cơ sở sản xuất và kinh doanh phải tự công bố rộng rãi về các tiêu chuẩn, chỉ tiêu chất lượng như tuổi cây, chiều cao, đường kính chồi, kích thước bầu ghép, giống và dòng, trước khi xuất bán cho người mua, không được tự ý thực hiện việc lấy giống nhân giống.

Nếu cơ sở nào vi phạm thì sẽ bị các cơ quan chức năng xử phạt mạnh tay, hoặc rút hẳn giấy phép, có như vậy khâu quản lí chất lượng cây giống mới được thực hiện tốt ngay từ vườn ươm.


Có thể bạn quan tâm

Bố Trí Cơ Cấu Giống Trong Vụ Mùa Hợp Lý Bố Trí Cơ Cấu Giống Trong Vụ Mùa Hợp Lý

Trong đó yêu cầu các địa phương tập trung nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân 2012 - 2013 theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu làm đất tới đó.

10/06/2013
Chile Hỗ Trợ Việt Nam Trồng Nguồn Lương Thực Vàng Chile Hỗ Trợ Việt Nam Trồng Nguồn Lương Thực Vàng

Viện nghiên cứu nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.

10/06/2013
Cúm Gia Cầm Rình Rập Cúm Gia Cầm Rình Rập

Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát gia cầm không rõ nguồn gốc ở khu vực biên giới phía Bắc khi dịch cúm H7N9 vẫn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Còn tại ĐBSCL, các địa phương đang lo lắng khi Đồng Tháp ghi nhận một bé trai 4 tuổi tử vong do cúm A (H5N1). Ngành thú y lo lắng, người dân lơ là, gia cầm sống vẫn bày bán tràn lan. Chuyện kiểm soát gia cầm vẫn gian nan.

22/04/2013
Thoát Nghèo Từ Phát Triển Vườn Ươm Thoát Nghèo Từ Phát Triển Vườn Ươm

Vào thăm vườn ươm chè cành giống mới của gia đình ông Ma Nông Hội và bà Hoàng Thị Mưu, tổ 14 phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên, mới thấy được sự nỗ lực cố gắng cũng như công sức bỏ ra của gia đình. Một vườn ươm chè cành giống mới quy mô 70 vạn hom gồm các giống LDP1, TRI777 cùng các giống chè nhập nội đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành.

10/06/2013
Tôm Mới Thả Lại Chết Ở Đồng Bằng Sông Cừu Long Tôm Mới Thả Lại Chết Ở Đồng Bằng Sông Cừu Long

Mặc dù đã gần cuối tháng 4, vụ tôm 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng nhiều người dân ở ĐBSCL và miền Trung vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và tôm vẫn tiếp tục chết.

24/04/2013