Căng mắt trên đồng lũ xúc trứng nước
Ba Vũ và các bạn cùng nghề chuẩn bị đồ nghề xúc trứng nước đêm.
2 giờ khuya, mặc cho cái lạnh thấu xương, ba Vũ (ngụ xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vẫn vác vợt ra đồng mưu sinh.
Với chiếc đèn pha đeo trên đầu lấp láy soi dài, ba Vũ bì bõm trên cánh đồng lũ. Ba Vũ cho biết, mỗi đêm anh lội nước khoảng 10km để tìm… trứng nước.
Rửa sạch trứng nước, đem cân cho chủ nuôi cá giống.
Thấy tôi ngạc nhiên với cái nghề lội nước mưu sinh trong đêm, ba Vũ bật mí:
“Nhìn tưởng dễ ăn, nhưng trứng nước rất khó tìm, khi xuất hiện mưa lớn là trứng nước mất tiêu, nên tụi tui phải “canh” làm ban đêm, mới mong có nhiều trứng…”.
Sẵn sàng cho chuyến xúc trứng nước đồng xa.
Hiện nay, ở 2 huyện Châu Phú và Phú Tân, người dân nuôi cá giống nhiều, nên ba Vũ và bà con trong xóm có thu nhập khá
. Với giá bán từ 6.000 - 14.000 đồng/kg trứng nước, mỗi ngày xúc được trên 100kg, ba Vũ thu nhập được trên 100.000 đồng…”.
Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư phương tiện để xúc trứng nước trên đồng lũ.
Ông Huỳnh Văn Dũng, bạn nghề của ba Vũ phụ họa:
“Nghề xúc trứng nước cực mà vui. Mùa lũ năm nay, “trời ban” nguồn trứng nước dồi dào, nên mà bà con nghèo tụi tui có đồng vô, đồng ra lúc nông nhàn, khỏi phải đi làm xa quê…”.
Một máy kéo có thể xúc trên 300kg trứng nước, gấp 4 lần người xúc bằng thủ công.
Đêm nào cũng vậy, cánh đồng xã Hòa Lạc (Phú Tân) có đến trên 100 thợ "săn” trứng nước. Công việc bắt đầu lúc đồng hồ điểm qua ngày mới cho đến rạng sáng.
Nguồn trứng nước được nhiều hộ thu mua làm thức ăn cho cá lóc giống.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Công ty cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT Co.) cho biết, công ty đã ký hợp đồng đại lý độc quyền và tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản với thương hiệu APT tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất thêm nhiều mặt hàng thủy sản tinh chế như chả giò, chạo tôm, há cảo… và thủy hải sản khô như cá chỉ vàng, cá điêu hồng... để chào hàng vào thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là nhóm mặt hàng giá trị gia tăng đem lại hiệu quả cao.

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của thành phố là 667 ha bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thu hoạch 12.095 tấn, bằng 66% so với cùng kỳ, năng suất bình quân 212 tấn/ha. Trong tháng 1 và 2, giá cá tra nguyên liệu từ 19.500 – 20.000 đồng/kg, các hộ nuôi lỗ từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3, giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên 22.500 – 23.000 đồng/kg, các hộ nuôi hòa vốn. Về tình hình sản xuất giống cá tra, sau thời gian phát triển nóng từ năm 2012, đến nay, diện tích ương cá tra giống chỉ bằng 56 % so với cùng kỳ năm 2012 tương đương 595 ha, với sản lượng ước đạt 128 triệu con. Nguyên nhân khiến diện tích ương nuôi cá tra giống giảm là do cung vượt cầu trong năm 2012 khiến tình hình tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, giá cá tra giống loại 2 phân (2 cm) đã tăng nhẹ lên 25.000 đồng/kg nhưng nguồn thả nuôi còn thấp.

An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển rất mạnh và còn nhiều tiềm năng. Để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng đó, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đang triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương, trong đó huyện An Phú được chọn thí điểm 2 mô hình ở xã Phú Hữu và Khánh An.