Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Căng mắt trên đồng lũ xúc trứng nước

Căng mắt trên đồng lũ xúc trứng nước
Ngày đăng: 07/10/2015

Ba Vũ và các bạn cùng nghề chuẩn bị đồ nghề xúc trứng nước đêm.

2 giờ khuya, mặc cho cái lạnh thấu xương, ba Vũ (ngụ xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vẫn vác vợt ra đồng mưu sinh.

Với chiếc đèn pha đeo trên đầu lấp láy soi dài, ba Vũ bì bõm trên cánh đồng lũ. Ba Vũ cho biết, mỗi đêm anh lội nước khoảng 10km để tìm… trứng nước.

Rửa sạch trứng nước, đem cân cho chủ nuôi cá giống.

Thấy tôi ngạc nhiên với cái nghề lội nước mưu sinh trong đêm, ba Vũ bật mí:

“Nhìn tưởng dễ ăn, nhưng trứng nước rất khó tìm, khi xuất hiện mưa lớn là trứng nước mất tiêu, nên tụi tui phải “canh” làm ban đêm, mới mong có nhiều trứng…”.

Sẵn sàng cho chuyến xúc trứng nước đồng xa.

Hiện nay, ở 2 huyện Châu Phú và Phú Tân, người dân nuôi cá giống nhiều, nên ba Vũ và bà con trong xóm có thu nhập khá

. Với giá bán từ 6.000 - 14.000 đồng/kg trứng nước, mỗi ngày xúc được trên 100kg, ba Vũ thu nhập được trên 100.000 đồng…”.

Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư phương tiện để xúc trứng nước trên đồng lũ.

Ông Huỳnh Văn Dũng, bạn nghề của ba Vũ phụ họa:

“Nghề xúc trứng nước cực mà vui. Mùa lũ năm nay, “trời ban” nguồn trứng nước dồi dào, nên mà bà con nghèo tụi tui có đồng vô, đồng ra lúc nông nhàn, khỏi phải đi làm xa quê…”.

Một máy kéo có thể xúc trên 300kg trứng nước, gấp 4 lần người xúc bằng thủ công.

Đêm nào cũng vậy, cánh đồng xã Hòa Lạc (Phú Tân) có đến trên 100 thợ "săn” trứng nước. Công việc bắt đầu lúc đồng hồ điểm qua ngày mới cho đến rạng sáng.

Nguồn trứng nước được nhiều hộ thu mua làm thức ăn cho cá lóc giống.


Có thể bạn quan tâm

Quyết Phủ Xanh Rừng Tràm Theo Kế Hoạch Quyết Phủ Xanh Rừng Tràm Theo Kế Hoạch

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó

28/06/2013
Khởi Sắc Nghề Nuôi Trăn Khởi Sắc Nghề Nuôi Trăn

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

28/06/2013
Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Thu Nhập Cao Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Thu Nhập Cao

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

28/06/2013
Khoai Lang Xuất Ngoại Khoai Lang Xuất Ngoại

Khoai lang Nhật, hiện đang là cây trồng cho thu nhập ổn định. Khoai lang Nhật không chỉ bán nội địa mà một lượng lớn dùng để xuất khẩu với giá cao. Và một doanh nghiệp đã và đang đồng hành với nông dân, đưa củ khoai lang Nhật của Việt Nam đến với những phương trời xa. Đó là Công ty cổ phần Viên Sơn đóng trên địa bàn xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng).

28/06/2013
Kinh Nghiệm Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Thôn 1, Xã Ia Hrung Kinh Nghiệm Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Thôn 1, Xã Ia Hrung

Bây giờ đến thôn 1 (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) không còn cảnh đường trơn trượt nữa. Con đường rải nhựa phẳng lỳ nối tiếp con đường bê tông chạy dài tít tắp. Một sự đổi thay mà chỉ có những con người trước đây đã từng đến mới cảm nhận hết được.

28/06/2013