Căng mắt trên đồng lũ xúc trứng nước
Ba Vũ và các bạn cùng nghề chuẩn bị đồ nghề xúc trứng nước đêm.
2 giờ khuya, mặc cho cái lạnh thấu xương, ba Vũ (ngụ xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vẫn vác vợt ra đồng mưu sinh.
Với chiếc đèn pha đeo trên đầu lấp láy soi dài, ba Vũ bì bõm trên cánh đồng lũ. Ba Vũ cho biết, mỗi đêm anh lội nước khoảng 10km để tìm… trứng nước.
Rửa sạch trứng nước, đem cân cho chủ nuôi cá giống.
Thấy tôi ngạc nhiên với cái nghề lội nước mưu sinh trong đêm, ba Vũ bật mí:
“Nhìn tưởng dễ ăn, nhưng trứng nước rất khó tìm, khi xuất hiện mưa lớn là trứng nước mất tiêu, nên tụi tui phải “canh” làm ban đêm, mới mong có nhiều trứng…”.
Sẵn sàng cho chuyến xúc trứng nước đồng xa.
Hiện nay, ở 2 huyện Châu Phú và Phú Tân, người dân nuôi cá giống nhiều, nên ba Vũ và bà con trong xóm có thu nhập khá
. Với giá bán từ 6.000 - 14.000 đồng/kg trứng nước, mỗi ngày xúc được trên 100kg, ba Vũ thu nhập được trên 100.000 đồng…”.
Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư phương tiện để xúc trứng nước trên đồng lũ.
Ông Huỳnh Văn Dũng, bạn nghề của ba Vũ phụ họa:
“Nghề xúc trứng nước cực mà vui. Mùa lũ năm nay, “trời ban” nguồn trứng nước dồi dào, nên mà bà con nghèo tụi tui có đồng vô, đồng ra lúc nông nhàn, khỏi phải đi làm xa quê…”.
Một máy kéo có thể xúc trên 300kg trứng nước, gấp 4 lần người xúc bằng thủ công.
Đêm nào cũng vậy, cánh đồng xã Hòa Lạc (Phú Tân) có đến trên 100 thợ "săn” trứng nước. Công việc bắt đầu lúc đồng hồ điểm qua ngày mới cho đến rạng sáng.
Nguồn trứng nước được nhiều hộ thu mua làm thức ăn cho cá lóc giống.
Có thể bạn quan tâm

Phát huy phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”, dù tuổi đã cao song rất nhiều cựu chiến binh ở huyện Điện Biên vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nhiều cựu chiến binh (CCB) đã trở thành những điển hình kinh tế giỏi, đóng góp nhiều trong phong trào xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Nằm trên dãy núi Nưa của xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, trang trại của thầy giáo Ngợi bao gồm hơn 200 con trâu, bò, hàng trăm con dê, lợn, gà. Trải qua gần 6 năm phấn đấu, nỗ lực, giờ đây ước tính trang trại trên 30 ha đất núi của thầy với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng.

Giúp nông dân nuôi bò sữa có nguồn thu nhập ổn định, người tiêu dùng có được sản phẩm chất lượng là mục tiêu của Công ty FrieslandCampina Việt Nam trong hơn 17 năm qua

Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 52 trại sản xuất giống thuỷ sản, mỗi năm sản xuất trên 8 tỷ con giống các loại, dẫn đầu các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung. Chất lượng giống thuỷ sản sản xuất trong tỉnh được đánh giá cao không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi trong tỉnh mà còn cung cấp lượng giống khá lớn cho các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung.

Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông Thanh Thủy và Công ty TNHH Dekalb Việt Nam thực hiện mô hình trồng ngô mật độ cao trên diện tích 3 ha. Mô hình trồng thử nghiệm giống ngô DK8868, với khoảng cách hàng cách hàng 60-65 (cm), cây cách cây 20-25 (cm) kết hợp bón phân NPK khép kín, mật độ 6,5-7 vạn cây/ha.