Cảng cá gặp khó vì lồng bè

Cảng cá Hòn Rớ là một trong số cảng chuyên phục vụ tàu đánh bắt xa bờ, ngày cao điểm có đến 100 tàu cá trong khu vực cập bến bán hải sản, tiếp nhiên liệu, thực phẩm. Cuối năm 2014, UBND tỉnh cho phép Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng cấp cảng cá với kinh phí dự kiến 41 tỷ đồng. Hiện Dự án nâng cấp cảng Hòn Rớ và chợ thủy sản Nam Trung Bộ sắp hoàn thành. Sau khi nâng cấp, cảng có thể nâng gấp đôi công suất tiếp nhận tàu, tạo thuận lợi cho việc giải phóng sản phẩm nhanh, nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như hiệu quả các chuyến biển; đồng thời đây sẽ là điểm đấu giá cá ngừ đại dương.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng các bè nuôi trồng thủy sản neo đậu xung quanh khu vực cảng làm hạn chế lối đi lại của các ghe tàu. Ông Nguyễn Trung Hiếu - Trưởng Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ cho biết: “Ban quản lý cảng rất lo ngại vấn đề này, song chúng tôi không can thiệp được vì khu vực này không thuộc phạm vi mặt nước của cảng quản lý”.
Theo ông Hiếu, trước đây việc nuôi trồng thủy sản ở quanh khu vực Cảng cá Hòn Rớ đã bị địa phương và các cơ quan chức năng xử lý. Tuy nhiên, gần 1 năm trở lại đây, tình trạng này tái diễn. Ban đầu ở đây chỉ xuất hiện 1 bè buôn bán hải sản của một người dân địa phương neo đậu. Không lâu sau, một số hộ nuôi trồng thủy sản ở Hòn Rớ cũng kéo bè từ các nơi về nuôi. Từ chỗ xuất hiện vài lồng, hàng chục hộ nuôi thủy sản theo nhau đem lồng ra nuôi cá, khiến giao thông đường thủy khu vực gần cảng bị ảnh
hưởng. Ông Trần Văn Sáu (khu dân cư Hòn Rớ) cho biết: “Những khu vực nước sâu nhất, thuận tiện cho tàu ra vào đều bị các chủ bè chiếm để nuôi thủy sản nên tàu mỗi lần cập bờ hoặc ra vào cảng gặp nhiều bất lợi. Không ít lần tàu của chúng tôi bị dây neo lồng quấn vào chân vịt”. Ngoài ra, theo phản ánh của các chủ tàu cá, việc nuôi trồng không theo quy hoạch và quá gần bờ đang khiến cho môi trường ở khu vực này ảnh hưởng, khả năng phát sinh dịch bệnh là rất cao do các hộ nuôi vứt rác thải sinh hoạt và phóng uế bừa bãi.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang: Về tình trạng các lồng bè nuôi thủy sản ở gần Cảng cá Hòn Rớ, UBND thành phố đã giao cho Ban quản lý vịnh Nha Trang và đội kiểm tra liên ngành kiểm đếm. Đối với các lồng bè nuôi trồng không đúng quy hoạch sẽ yêu cầu di dời. Thời gian tới, thành phố sẽ nghiên cứu hướng giải quyết tình trạng này.
Ông Hiếu kiến nghị: “Thời gian tới, chính quyền các cấp cũng như ngành chức năng sớm có những biện pháp nhằm giải quyết dứt điểm việc lồng bè nuôi trồng xung quanh Cảng cá Hòn Rớ. Nếu không làm tốt, các tàu thuyền ra vào cảng sẽ gặp khó khăn; đặc biệt là năm 2016, Cảng cá Vĩnh Trường đóng cửa thì sức ép lưu lượng tàu đánh bắt gần bờ về Hòn Rớ càng lớn”.
Theo ông Nguyễn Văn Hướng - Chủ tịch UBND xã Phước Đồng, trong quy hoạch, khu vực hạ lưu sông Quán Trường và xung quanh Cảng cá Hòn Rớ không được phép nuôi trồng thủy sản. Đây là khu vực ghe tàu ra vào thường xuyên và nơi neo đậu chính của cả thành phố. Nếu người dân nuôi trồng sẽ gây cản trở luồng lạch. “Chính quyền xã đã thông báo đến tất cả các hộ có lồng bè nuôi trồng trái phép, yêu cầu sớm di dời đến nơi quy định. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các ban ngành để tìm hướng giải quyết dứt điểm” - ông Hướng nói.
Có thể bạn quan tâm

Từ lâu, người tiêu dùng gần xa đã quen với chất lượng sản phẩm khoai môn của xã Mỹ An Hưng và xã Hội An Đông. Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm về chất lượng, song một thời gian dài 2 sản phẩm này vẫn bị “cào bằng” chung giá với những sản phẩm cùng loại.

Một trong những điểm nhấn của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh 5 năm qua là đã xuất hiện nhiều hợp tác xã (HTX) làm ăn có hiệu quả. Từ đây, các HTX ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

Năm 2005, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị xây dựng Đề án giao rừng tự nhiên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống người dân sống trong và ven rừng, huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.

Là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của Quảng Trị, những năm qua, nông dân trồng cà phê lẫn doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn đều tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng cà phê, tạo chỗ đứng vững chắc của cà phê catimor Quảng Trị trên thị trường trong nước và thế giới.