Canada Cảnh Báo Enrofloxacin

Giữa tháng 7/2011, Thương vụ Việt Nam tại Canađa cho biết, Cơ quan Kiểm tra chất lượng thực phẩm của Canađa (CFIA) đã kiến nghị không cho phép NK cá tra, basa philê đông lạnh từ Việt Nam do phát hiện dư lượng Enrofloxacin trong các lô hàng vượt quá mức 0,06 ppb cho phép trong thủy sản.
Thủy sản hiện là mặt hàng XK lớn thứ 3 trong số các mặt hàng XK chính của Việt Nam sang Canađa. 6 tháng đầu năm nay, Canađa là một trong những thị trường chính NK thủy sản của Việt Nam sau EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông, ASEAN. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã XK hơn 11,55 nghìn tấn thủy sản trị giá khoảng 63,2 triệu USD sang Canađa, trong đó có gần 6.900 tấn cá tra, basa, trị giá 21,42 triệu USD.
Tuy nhiên, từ ngày 20/6/2011, khi Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng của Canađa (CCPSA) có hiệu lực thì việc XK thủy sản sang thị trường này bị ảnh hưởng.
Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, ngoài Chloramphenicol, Trifluralin... Enrofloxacin là chất đang bị cảnh báo nhiều nhất tại các thị trường NK và lần đầu tiên Canađa cảnh báo về dư lượng hóa chất này trong các lô hàng cá tra, basa NK từ Việt Nam.
Trước đó, liên tiếp từ đầu tháng 3 đến tháng 6/2011, Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam đã có công văn gửi Tổng cục Thủy sản kiến nghị về việc kiểm soát sử dụng Enrofloxacin tại các địa phương.
Tại thị trường Nhật Bản, trong tuần đầu tháng 6/2011, hệ thống cảnh báo NK của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã thông báo phát hiện 2 lô hàng tôm NK từ Việt Nam có dư lượng kháng sinh vượt mức giới hạn tối đa cho phép, trong đó có 1 lô chứa dư lượng Enrofloxacin ở mức 0,03 ppm. Kể từ ngày 10/6/2011, Nhật Bản đã chính thức tăng tần suất kiểm tra dư lượng Enrofloxacin từ 30% số lô hàng tôm lên mức 100%. Ngoài ra, tại EU, Cơ quan thẩm quyền Đức, Italia cũng cảnh báo 4 lô hàng cá tra NK từ Việt Nam có dư lượng Trifluralin và chất diệt mối Chlorpyriphos.
Cho đến nay, vẫn chưa có văn bản mới nào bổ sung, thay thế Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ NN và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng. Và tại thời điểm này, Enrofloxacin vẫn có tên trong Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong kinh doanh, sản xuất thủy sản với hàm lượng giới hạn là 0,1 ppm.
Trước tình hình này, DN XK thủy sản đang rất lo lắng bởi họ không thể kiểm soát được Enrofloxacin trước khâu chế biến, trong khi hóa chấ tnày vẫn được lưu hành tại các địa phương. DN phải đầu tư vào khâu tự kiểm nhưng phương pháp này tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức của họ
Có thể bạn quan tâm

Trong hai ngày 9 và 10.4, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng đã đến làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp, hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi... của tỉnh Bạc Liêu.

Trong khi ở nhiều địa phương, rắn hổ hèo vẫn còn là mô hình mới và khó tìm đầu ra thì tại xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) hàng chục hộ nông dân đã và đang mở rộng mô hình này với nhiều tín hiệu khả quan. Không chỉ giúp các hộ ăn nên làm ra, mà nghề nuôi rắn còn được kết hợp với nuôi cá sấu thịt theo quy mô trang trại, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Với một cái bè 16m2 được thiết kế rất đơn giản (chiều dài 4m, chiều ngang 2m và chiều cao 2m) đặt xuống lòng kênh Đồng Tiến phía trước nhà, vào cuối năm 2009, ông Lâm thả tổng cộng 50kg cá chình giống vào bè nuôi. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột rồi ngâm dưới mặt nước nhiều ngày

Vụ đông vừa qua, người dân xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) thất thu bởi giá hành tây quá thấp. Giờ su hào cũng rơi vào thảm cảnh với giá chỉ 300 đ/củ.

Hàm lượng oxy hòa tan trong ao có vai trò quan trọng không chỉ đối với đời sống của tôm nuôi mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác trong môi trường ao nuôi. Oxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao...