Cần Ưu Tiên Vốn Cho Giao Thông Nông Thôn, Thủy Lợi

Đây là ý kiến của ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) tại phiên thảo luận tình hình kinh tế xã hội 2013 về vấn đề phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM hiện nay. NTNN xin trích đăng một phần ý kiến của đại biểu Thúy.
Theo đại biểu Thúy, chúng ta cần quan tâm đầu tư thích đáng, cụ thể hơn cho lĩnh vực nông nghiệp (NN,NT). Bởi trong lạm phát, suy giảm kinh tế, lĩnh vực này đã thể hiện rõ vai trò của mình, nhưng mức đầu tư vào lĩnh vực này chưa tương xứng. Hiện nay NN, NT đang phải đối đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Giá vật tư nông nghiệp tăng cao, trong khi giá nông sản xuống thấp gây khó khăn cho nông nghiệp. Đặc biệt, vẫn còn ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN, NT. Các chính sách hỗ trợ lãi suất chưa được đến với người dân, ngư dân. Người hưởng lợi trực tiếp các chính sách này là thương lái và doanh nghiệp.
Do đó, đề nghị Chính phủ phải kiên quyết tập trung hơn trong đầu tư xây dựng hạ tầng NN, NT. Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay việc huy động các nguồn lực từ nhân dân để thực hiện chương trình xây dựng NTM là hết sức khó khăn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi. Như ở Tuyên Quang sau hơn 2 năm triển khai thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh cấp xi măng, ống cống thoát nước, hỗ trợ kinh phí quản lý xây dựng, nhân dân tự giải phóng mặt bằng, đóng góp công lao động cát sỏi, tỉnh đã cấp trên 312.000 tấn xi măng để xây dựng trên 1.440km đường bê tông thôn, bản. Kết quả này đã có sự cố gắng rất lớn và sự đồng thuận cao của toàn dân, đã góp phần tiêu thụ sản phẩm cho ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn.
Một vấn đề nữa là cần ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, vì nó vừa trực tiếp phục vụ sản xuất vừa góp phần giải quyết tồn đọng hàng hóa và đối phó với sự biến đổi khi hậu. Chúng tôi đề nghị Chính phủ không nên cắt giảm, dãn hoãn hoặc chuyển vốn đối với các công trình thủy lợi đã có kế hoạch đầu tư.
Vấn đề nữa là, cần quan tâm hơn nữa về vấn đề đào tạo nghề cho lao động ở NT. Bởi thực tế hiện nay vấn đề việc làm cho lao động NT vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn ở mức suy giảm. Diện tích đất nông nghiệp trên mỗi nhân khẩu ngày càng thu hẹp, do vậy thời gian dành cho gieo cấy, gặt hái chỉ chiếm khoảng 4 tháng, thời gian còn lại khoảng 8 tháng trong năm là thời gian nông nhàn. Một bộ phận lớn người lao động nông nghiệp không biết làm gì để kiếm thêm thu nhập. Chúng ta cần có biện pháp khắc phục nhanh những hạn chế bất cập trong công tác đào tạo nghề ở nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

So với các tỉnh ĐBSCL, Bến Tre có tổng đàn heo trên 500 ngàn con, với phẩm cấp giống khá tốt. Tuy nhiên, đa số sản xuất dưới hình thức nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ và mức độ đầu tư về cơ sở vật chất chưa cao, chưa có qui hoạch khu chăn nuôi riêng. Vì vậy, việc bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng luôn là vấn đề bức thiết. Trong đó, giải pháp an toàn sinh học luôn được chú trọng.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua thời tiết tại Đồng Nai thường xuyên có mưa lớn, độ ẩm cao nên sâu bệnh nấm hồng trên cây điều phát triển khá nhanh. Hiện toàn tỉnh có trên 1 ngàn hécta điều bị bệnh nấm hồng, tăng gần 500 hécta so với dịp cuối tháng 4-2012. Cây điều đang vào giai đoạn thu hoạch và chăm sóc sau thu hoạch.

Ngành Nông nghiệp vùng ĐBSCL cho biết, hiện nông dân trong khu vực đang vào vụ sản xuất lúa nên nhu cầu sử dụng phân bón là rất lớn. Tuy nhiên, tình trạng phân bón kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều đang mang lại rất nhiều nỗi lo cho nông dân trong vùng.

Liên kết khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) là mô hình mới do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Nam thực hiện, bước đầu đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn KNVCS đều phàn nàn bởi khối lượng công việc quá lớn, song mức phụ cấp thấp; chỉ đủ tiền xăng xe hàng tháng nên họ không mặn mà.

Tính đến giữa tháng 3/2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 101 triệu đô la Mỹ, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái.