Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Ưu Tiên Vốn Cho Giao Thông Nông Thôn, Thủy Lợi

Cần Ưu Tiên Vốn Cho Giao Thông Nông Thôn, Thủy Lợi
Ngày đăng: 08/06/2013

Đây là ý kiến của ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) tại phiên thảo luận tình hình kinh tế xã hội 2013 về vấn đề phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM hiện nay. NTNN xin trích đăng một phần ý kiến của đại biểu Thúy.

Theo đại biểu Thúy, chúng ta cần quan tâm đầu tư thích đáng, cụ thể hơn cho lĩnh vực nông nghiệp (NN,NT). Bởi trong lạm phát, suy giảm kinh tế, lĩnh vực này đã thể hiện rõ vai trò của mình, nhưng mức đầu tư vào lĩnh vực này chưa tương xứng. Hiện nay NN, NT đang phải đối đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Giá vật tư nông nghiệp tăng cao, trong khi giá nông sản xuống thấp gây khó khăn cho nông nghiệp. Đặc biệt, vẫn còn ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN, NT. Các chính sách hỗ trợ lãi suất chưa được đến với người dân, ngư dân. Người hưởng lợi trực tiếp các chính sách này là thương lái và doanh nghiệp.

Do đó, đề nghị Chính phủ phải kiên quyết tập trung hơn trong đầu tư xây dựng hạ tầng NN, NT. Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay việc huy động các nguồn lực từ nhân dân để thực hiện chương trình xây dựng NTM là hết sức khó khăn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi. Như ở Tuyên Quang sau hơn 2 năm triển khai thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh cấp xi măng, ống cống thoát nước, hỗ trợ kinh phí quản lý xây dựng, nhân dân tự giải phóng mặt bằng, đóng góp công lao động cát sỏi, tỉnh đã cấp trên 312.000 tấn xi măng để xây dựng trên 1.440km đường bê tông thôn, bản. Kết quả này đã có sự cố gắng rất lớn và sự đồng thuận cao của toàn dân, đã góp phần tiêu thụ sản phẩm cho ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Một vấn đề nữa là cần ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, vì nó vừa trực tiếp phục vụ sản xuất vừa góp phần giải quyết tồn đọng hàng hóa và đối phó với sự biến đổi khi hậu. Chúng tôi đề nghị Chính phủ không nên cắt giảm, dãn hoãn hoặc chuyển vốn đối với các công trình thủy lợi đã có kế hoạch đầu tư.

Vấn đề nữa là, cần quan tâm hơn nữa về vấn đề đào tạo nghề cho lao động ở NT. Bởi thực tế hiện nay vấn đề việc làm cho lao động NT vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn ở mức suy giảm. Diện tích đất nông nghiệp trên mỗi nhân khẩu ngày càng thu hẹp, do vậy thời gian dành cho gieo cấy, gặt hái chỉ chiếm khoảng 4 tháng, thời gian còn lại khoảng 8 tháng trong năm là thời gian nông nhàn. Một bộ phận lớn người lao động nông nghiệp không biết làm gì để kiếm thêm thu nhập. Chúng ta cần có biện pháp khắc phục nhanh những hạn chế bất cập trong công tác đào tạo nghề ở nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Bạch Thông Làm Giàu Từ Cây Quýt Nông Dân Bạch Thông Làm Giàu Từ Cây Quýt

Tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 1.300 ha quýt, tập trung nhiều tại huyện Bạch Thông với 1.020 ha. Là cây trồng chủ lực, mỗi héc-ta quýt mang lại cho người dân thu nhập khoảng 200 triệu đồng/vụ. Hiện nay, quýt Bắc Kạn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là niềm tự hào đồng thời cũng đặt ra cho huyện trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và quảng bá loại quả đặc sản của địa phương.

06/10/2014
“Vua Bưởi” Đất Quý Quân (Tuyên Quang) “Vua Bưởi” Đất Quý Quân (Tuyên Quang)

Sau nhiều năm lặn lội với cây, với đất, gia đình ông Đặng Văn Túc, thôn 8, xã Quý Quân (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã có gần 1.300 gốc bưởi đường, bưởi Diễn..

06/10/2014
Giữ Gìn Và Nâng Tầm Thương Hiệu Quýt Bắc Kạn Giữ Gìn Và Nâng Tầm Thương Hiệu Quýt Bắc Kạn

Với diện tích lớn nhất tỉnh, cây quýt ở Bạch Thông (Bắc Kạn) đã mang lại thu nhập cao cho hàng nghìn hộ dân. Bên cạnh việc mở rộng diện tích, công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho loại quả đặc sản này là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương và người dân.

06/10/2014
New Zealand Hỗ Trợ Tiền Giang Triển Khai Dự Án Sáng Kiến Nông Nghiệp Mới New Zealand Hỗ Trợ Tiền Giang Triển Khai Dự Án Sáng Kiến Nông Nghiệp Mới

Tiền Giang đang được Chính phủ New Zealand hỗ trợ ứng dụng những công nghệ và kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong việc phát triển và tiếp thị các giống hoa quả có giá trị kinh tế cao hướng đến xuất khẩu thông qua triển khai dự án Sáng kiến nông nghiệp mới.

06/10/2014
Thanh Long Bình Thuận Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Trong Nước Thanh Long Bình Thuận Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Trong Nước

Trái thanh long Bình Thuận ngoài xuất khẩu, thì nhiều người dù ở vùng miền nào trong nước cũng đều ít nhiều biết đến và thích dùng. Vậy nên, nhu cầu tổ chức tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa đang mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng này…

06/10/2014