Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cẩn trọng với cây hồ tiêu

Cẩn trọng với cây hồ tiêu
Ngày đăng: 16/06/2015

Năm 2013, toàn tỉnh Bình Phước có hơn 11.000ha hồ tiêu, trong đó diện tích đang cho thu hoạch là 8.820ha. Đến tháng 6-2015, diện tích cây tiêu ở Bình Phước đã tăng thêm hơn 2.000ha. Hiện nay, người dân các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú, Lộc Ninh, Hớn Quản… đang đổ xô phá bỏ vườn cao su, điều, cà phê để trồng hồ tiêu. Không thua kém tỉnh Bình Phước, trong thời gian đầu mùa mưa này, nông dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương cũng tranh thủ xuống trụ trồng hồ tiêu. Ước tính diện tích canh tác loại cây trồng có vị cay nồng này ở 3 địa phương nói trên khoảng 30.000ha.

Theo tính toán của lão nông Trần Văn Thìn (74 tuổi), ngụ xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), người có thâm niên 20 năm trồng tiêu, với mức giá khoảng 200.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi hécta hồ tiêu đạt lợi nhuận 600 - 700 triệu đồng/năm. Với điều, cao su và một số cây trồng lâu năm khác, nếu được mùa, được giá cũng chỉ lãi 60 - 80 triệu đồng/ha, còn mất mùa kèm thêm mất giá thì chỉ hòa vốn.

Chính vì lẽ đó, nhiều nông dân ở các xã Bù Gia Mập, Đăk Ơ, Long Hà, Long Tân (huyện Bù Gia Mập), vùng biên giới của tỉnh Bình Phước, hầu như đã chuyển toàn bộ diện tích cao su, cà phê, điều đang cho thu hoạch sang trồng tiêu, thậm chí còn mở rộng đất bìa rừng, suối để trồng tiêu.

Ở địa phương lân cận, nông dân tỉnh Bình Dương khá gắn bó với cây cao su trong suốt thời gian dài, nay thay nhau đốn hạ cao su để trồng hồ tiêu. Trên đường liên huyện khu vực xã Định Hiệp (huyện Dầu Tiếng), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh một vài hộ dân tại đây cắt ngang những vườn cây cao su đã 10 năm tuổi, chừa lại khoảng 3m thân cây để làm trụ tiêu. Khắp các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên… những trụ hồ tiêu thay nhau vươn mình trên những diện tích cao su vừa đổ xuống.

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước cho biết, để trồng 1ha hồ tiêu, bà con nông dân phải bỏ ra chi phí khoảng 600 triệu đồng (gồm chi phí xuống trụ, giống, phân bón…), chưa kể khoảng thời gian trên 3 năm chăm sóc mới đến thời kỳ thu hoạch. Và như vậy, cây tiêu chưa bao giờ là loại cây dễ trồng. Nếu các hộ gia đình gom hết vốn liếng trong nhà để trồng cây tiêu, khi bị bệnh không kịp xử lý sẽ bị thiệt hại nặng nề. Trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, bên cạnh những hộ sẵn vốn đầu tư trồng hồ tiêu, cũng có nhiều hộ khó khăn, nhưng bị lóa mắt bởi giá tiêu tăng cao nên sẵn sàng vay vốn ngân hàng, người thân, bạn bè với lãi suất cao để theo đuổi “giấc mộng” làm giàu.

Ông Hoàng Văn Ngọc, ở xã Lộc An (huyện Lộc Ninh), vùng “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Bình Phước cho biết, đầu năm 2012, ông vay ngân hàng gần 400 triệu đồng và cưa bỏ gần 1ha điều để trồng tiêu. Thời gian đầu, cây tiêu phát triển rất nhanh, nhưng sau Tết Ất Mùi, gần nửa số nọc tiêu nhiễm bệnh và lan rất nhanh sang những cây khác. Giờ thì chuyện làm giàu từ cây hồ tiêu của gia đình ông coi như đã vỡ vụn. Ông Ngọc khẳng định: “Do thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng và chăm sóc nên vườn hồ tiêu của gia đình hiện đang chết dần, nợ ngân hàng không biết lúc nào trả được”.

Ông Nguyễn Tấn Bình, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương cho biết, trong quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh, hồ tiêu không phải là loại cây trồng ưu tiên. Vì theo nghiên cứu, cây này không phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Dương; cho năng suất thấp hơn rất nhiều so với các địa phương khác trong cả nước. Trồng cây hồ tiêu ở Bình Dương xưa nay chỉ là tự phát theo kiểu phong trào chứ không hề theo quy hoạch, định hướng nào của cơ quan quản lý nhà nước. Ở vùng Đông Nam bộ hiện nay, bà con nông dân chạy theo thị trường, chặt bỏ cây cao su để trồng hồ tiêu là không nên. Điều này dễ mang lại những hậu quả khó lường về sau.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Hướng Thâm Canh Tôm Xuân Hè Thắng Lớn Chuyển Hướng Thâm Canh Tôm Xuân Hè Thắng Lớn

Chúng tôi đến cánh đồng của HTX Nuôi trồng thủy sản Hải Minh (Thạch Trung – TP Hà Tĩnh) đúng vào lúc bà con nông dân đang vận chuyển tôm lên chiếc xe đông lạnh đang chờ sẵn trên bờ...

26/07/2013
Triển Lãm Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Lần IV Năm 2013 Triển Lãm Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Lần IV Năm 2013

Nhằm thực hiện Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, với mục tiêu: tiếp tục nâng cao chất lượng con giống phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới

26/07/2013
Cảnh Giác Với Bệnh Corynespora Trên Cây Cao Su Cảnh Giác Với Bệnh Corynespora Trên Cây Cao Su

Thời tiết mưa, nắng thất thường trong những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh trên các vườn cây cao su, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh rụng lá mùa mưa (Corynespora). Công tác phòng chống loại dịch bệnh này tại các địa phương cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết mưa nhiều và kéo dài trong ngày.

26/07/2013
Mít Rớt Giá Vì Tin Đồn Thất Thiệt Mít Rớt Giá Vì Tin Đồn Thất Thiệt

Những ngày qua, người trồng mít ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và các địa phương lân cận lao đao vì giá bán mít xuống thấp so với từ trước đến nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tin đồn thất thiệt về việc nhà vườn thu hoạch mít non xử lí thuốc cho mau chín bán ra thị trường.

26/07/2013
Điểm Sáng Về Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Điểm Sáng Về Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Được hình thành và phát triển cách đây hơn 4 năm, đến nay công tác xây dựng và quản lý hoạt động của các tổ quản lý cộng đồng (QLCĐ) trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi của TX Sông Cầu (Phú Yên) vẫn không ngừng phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả bằng những hình thức hoạt động mới hơn, sáng tạo hơn nhằm thu hút bà con ngư dân ở những vùng nuôi thủy sản

26/07/2013