Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Tổ Chức Lại Sản Xuất Cá Ngừ Đại Dương

Cần Tổ Chức Lại Sản Xuất Cá Ngừ Đại Dương
Ngày đăng: 17/09/2013

Từ cuối năm 2011 đến nay, hình thức câu cá ngừ đại dương bằng tay có sử dụng ánh sáng đèn cao áp phát triển mạnh tại các tỉnh miền Trung, trong đó có Phú Yên. Mặc dù hình thức câu này mang lại sản lượng cao hơn, nhưng chất lượng cá rất thấp, giá bán chỉ bằng 50% giá cá ngừ bằng hình thức câu vàng truyền thống.

Kết quả nghiên cứu thực tế chuyến biển của Viện Khoa học Công nghệ khai thác thủy sản (Trường đại học Nha Trang) cho thấy cá ngừ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đối với cá ngừ câu bằng tay có sử dụng ánh sáng đèn cao áp để dẫn dụ cá chỉ 6,4%, trong khi tỉ lệ này đối với cá ngừ câu vàng truyền thống lên đến 75,7%.

Có nhiều nguyên nhân khiến chất lượng cá ngừ câu bằng tay có sử dụng ánh sáng đèn cao áp bị suy giảm, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ thu câu nhanh. Cá ăn câu ở độ sâu lớn (khoảng từ 100 đến 130m nước tương đương với áp lực nước vào khoảng 13 atmotphe), khi thu câu nhanh làm thay đổi áp suất đột ngột, cá vùng vẫy, phản kháng mạnh, thịt cá và mạnh máu của cá bị vỡ, phát sinh axitlactic và hàm lượng his¬tamin tăng, làm cho thịt cá bị chua và chất lượng thịt cá giảm thấp nhanh chóng.

Từ kết quả nghiên cứu, Viện Khoa học Công nghệ khai thác thủy sản đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng cá ngừ đối với hình thức câu cá có sử dụng ánh sáng đèn cao áp là phải thu câu chậm như hình thức câu vàng truyền thống của ngư dân Phú Yên. Biện pháp này đã được áp dụng trên một số tàu câu tay có sử dụng đèn cao áp ở tỉnh Khánh Hòa và kết quả cho thấy chất lượng thịt cá được cải thiện đáng kể, giá cá tăng từ 30 đến 40% so với trước đó.

Để tránh lãng phí nguồn lợi thủy sản, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả của nghề câu cá ngừ, giữ vững thị trường, uy tín thương hiệu sản phẩm cá ngừ Việt Nam, thì việc tổ chức lại sản xuất trong khai thác cá ngừ là hết sức cần thiết. Các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần chủ động nắm tình hình khai thác cá ngừ của địa phương mình. Thúc đẩy thành lập thêm các tổ ngư dân đoàn kết, các mô hình thu mua, vận chuyển, dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển để sớm đưa sản phẩm về bờ, tránh tình trạng dư thừa cục bộ và chất lượng cá giảm thấp.

Khuyến cáo ngư dân không chuyển sang hình thức câu cá ngừ có sử dụng ánh sáng đèn cao áp, những tàu câu cá theo hình thức này cần chuyển sang hình thức câu vàng hoặc các nghề khác để giảm áp lực về tình trạng cung vượt cầu như hiện nay. Bên cạnh đó, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trung tâm khuyến nông các tỉnh cần tiến hành các buổi tập huấn kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản cá ngừ trên tàu cho ngư dân.

Đối với hình thức câu tay có sử dụng đèn cao áp nên ưu tiên sử dụng lưỡi câu vòng và phương pháp thu câu chậm (khi cá mắc câu có thể thu 50% dây triên, cố định dây triên vào phao bù, dịch chuyển phao bù ra xa tàu để tránh rối các dây triên khác, ngâm câu khoảng 60 phút trước khi đưa cá lên tàu). Kỹ thuật sơ chế bảo quản trên tàu của hình thức câu tay và câu vàng giống nhau, theo quy trình: choáng cá dưới nước trước khi đưa cá lên tàu, hủy não, xả máu, mổ bụng móc mang, làm sạch, ngâm hạ nhiệt độ, đưa cá vào bảo quản.

Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, Hiệp hội Cá ngừ các tỉnh cần tạo sự đồng thuận trong ngư dân để nâng cao hiệu quả các khâu trong chuỗi sản xuất, từ khâu khai thác, dịch vụ hậu cần, thu mua, chế biến và xuất khẩu, trong đó các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu làm trung tâm để xác định chất lượng sản phẩm, nhu cầu của từng thị trường để phối hợp sản xuất và đề xuất giá thu mua hợp lý nhằm bảo đảm hài hòa lợi nhuận của doanh nghiệp và ngư dân.

Vận động ngư dân đầu tư vốn làm hầm bảo quản bằng công nghệ xốp thổi (PU); kiểm soát và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nước đá phục vụ việc bảo quản thủy sản. Các ngân hàng triển khai việc cho vay vốn để ngư dân có điều kiện đầu tư trang thiết bị, máy móc và công nghệ vào bảo quản sản phẩm sau khai thác cá ngừ…


Có thể bạn quan tâm

Linh Động Giải Ngân Vốn Cho Người Dân Trồng Điều Linh Động Giải Ngân Vốn Cho Người Dân Trồng Điều

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu các đơn vị rà soát, điều chỉnh các chính sách của dự án cho phù hợp với thực tế; tổ chức lại sản xuất và ứng dụng mạnh tiến bộ khoa học cho sản xuất điều để tăng thu nhập cho nông dân trồng điều; có định hướng rõ ràng về đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

07/08/2014
Dân Làm Muối Thu Nhập Chỉ 16.000 Đồng/ngày Dân Làm Muối Thu Nhập Chỉ 16.000 Đồng/ngày

Gắn bó với nghề làm muối mấy chục năm nay, chưa bao giờ ông Sanh (Hậu Lộc, Thanh Hóa) thấy nản như bây giờ. 1.200 m2 ruộng muối được phân cho 7 nhân khẩu của gia đình không phải là ít thế nhưng, tiền thu được cả năm từ diện tích này chưa tới 12 triệu.

28/07/2014
Đồng Nai Xuất Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Đồng Nai Xuất Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của các doanh nghiệp trong tỉnh tăng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong suốt 7 tháng đầu năm. Thị trường xuất khẩu cũng đang được mở rộng đến hơn 10 quốc gia.

07/08/2014
Dân Phá Rẫy Trồng Bo Bo Để Bán Hạt Sang Trung Quốc Dân Phá Rẫy Trồng Bo Bo Để Bán Hạt Sang Trung Quốc

Xã Huồi Tụ, Mường Lống là xã vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Kỳ Sơn. Ngoài chăn nuôi, trồng trọt các cây lương thực như lúa, ngô, thời gian gần đây người dân các xã vùng cao này còn trồng thêm cây bo bo. Theo ông Dềnh Bá Lồng – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Huồi Tụ, cây bo bo cho thu nhập cao mà lại không tốn công chăm sóc, chi phí phòng trừ sâu bệnh.

28/07/2014
Hoa Quả Nhập Khẩu Vi Phạm Giật Mình Hoa Quả Nhập Khẩu Vi Phạm Giật Mình

"Thực tế hiện nay, khi mua hoa quả, người tiêu dùng thường không lấy hóa đơn, tôi đề nghị khi mua hoa quả nhập khẩu cần lấy hóa đơn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình".

28/07/2014