Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Tổ Chức Lại Sản Xuất Cá Ngừ Đại Dương

Cần Tổ Chức Lại Sản Xuất Cá Ngừ Đại Dương
Ngày đăng: 17/09/2013

Từ cuối năm 2011 đến nay, hình thức câu cá ngừ đại dương bằng tay có sử dụng ánh sáng đèn cao áp phát triển mạnh tại các tỉnh miền Trung, trong đó có Phú Yên. Mặc dù hình thức câu này mang lại sản lượng cao hơn, nhưng chất lượng cá rất thấp, giá bán chỉ bằng 50% giá cá ngừ bằng hình thức câu vàng truyền thống.

Kết quả nghiên cứu thực tế chuyến biển của Viện Khoa học Công nghệ khai thác thủy sản (Trường đại học Nha Trang) cho thấy cá ngừ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đối với cá ngừ câu bằng tay có sử dụng ánh sáng đèn cao áp để dẫn dụ cá chỉ 6,4%, trong khi tỉ lệ này đối với cá ngừ câu vàng truyền thống lên đến 75,7%.

Có nhiều nguyên nhân khiến chất lượng cá ngừ câu bằng tay có sử dụng ánh sáng đèn cao áp bị suy giảm, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ thu câu nhanh. Cá ăn câu ở độ sâu lớn (khoảng từ 100 đến 130m nước tương đương với áp lực nước vào khoảng 13 atmotphe), khi thu câu nhanh làm thay đổi áp suất đột ngột, cá vùng vẫy, phản kháng mạnh, thịt cá và mạnh máu của cá bị vỡ, phát sinh axitlactic và hàm lượng his¬tamin tăng, làm cho thịt cá bị chua và chất lượng thịt cá giảm thấp nhanh chóng.

Từ kết quả nghiên cứu, Viện Khoa học Công nghệ khai thác thủy sản đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng cá ngừ đối với hình thức câu cá có sử dụng ánh sáng đèn cao áp là phải thu câu chậm như hình thức câu vàng truyền thống của ngư dân Phú Yên. Biện pháp này đã được áp dụng trên một số tàu câu tay có sử dụng đèn cao áp ở tỉnh Khánh Hòa và kết quả cho thấy chất lượng thịt cá được cải thiện đáng kể, giá cá tăng từ 30 đến 40% so với trước đó.

Để tránh lãng phí nguồn lợi thủy sản, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả của nghề câu cá ngừ, giữ vững thị trường, uy tín thương hiệu sản phẩm cá ngừ Việt Nam, thì việc tổ chức lại sản xuất trong khai thác cá ngừ là hết sức cần thiết. Các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần chủ động nắm tình hình khai thác cá ngừ của địa phương mình. Thúc đẩy thành lập thêm các tổ ngư dân đoàn kết, các mô hình thu mua, vận chuyển, dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển để sớm đưa sản phẩm về bờ, tránh tình trạng dư thừa cục bộ và chất lượng cá giảm thấp.

Khuyến cáo ngư dân không chuyển sang hình thức câu cá ngừ có sử dụng ánh sáng đèn cao áp, những tàu câu cá theo hình thức này cần chuyển sang hình thức câu vàng hoặc các nghề khác để giảm áp lực về tình trạng cung vượt cầu như hiện nay. Bên cạnh đó, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trung tâm khuyến nông các tỉnh cần tiến hành các buổi tập huấn kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản cá ngừ trên tàu cho ngư dân.

Đối với hình thức câu tay có sử dụng đèn cao áp nên ưu tiên sử dụng lưỡi câu vòng và phương pháp thu câu chậm (khi cá mắc câu có thể thu 50% dây triên, cố định dây triên vào phao bù, dịch chuyển phao bù ra xa tàu để tránh rối các dây triên khác, ngâm câu khoảng 60 phút trước khi đưa cá lên tàu). Kỹ thuật sơ chế bảo quản trên tàu của hình thức câu tay và câu vàng giống nhau, theo quy trình: choáng cá dưới nước trước khi đưa cá lên tàu, hủy não, xả máu, mổ bụng móc mang, làm sạch, ngâm hạ nhiệt độ, đưa cá vào bảo quản.

Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, Hiệp hội Cá ngừ các tỉnh cần tạo sự đồng thuận trong ngư dân để nâng cao hiệu quả các khâu trong chuỗi sản xuất, từ khâu khai thác, dịch vụ hậu cần, thu mua, chế biến và xuất khẩu, trong đó các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu làm trung tâm để xác định chất lượng sản phẩm, nhu cầu của từng thị trường để phối hợp sản xuất và đề xuất giá thu mua hợp lý nhằm bảo đảm hài hòa lợi nhuận của doanh nghiệp và ngư dân.

Vận động ngư dân đầu tư vốn làm hầm bảo quản bằng công nghệ xốp thổi (PU); kiểm soát và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nước đá phục vụ việc bảo quản thủy sản. Các ngân hàng triển khai việc cho vay vốn để ngư dân có điều kiện đầu tư trang thiết bị, máy móc và công nghệ vào bảo quản sản phẩm sau khai thác cá ngừ…


Có thể bạn quan tâm

Giá Heo Giống Tăng Đột Biến Vui Trước, Lo Sau Giá Heo Giống Tăng Đột Biến Vui Trước, Lo Sau

Chỉ vào đàn heo sữa 14 con vừa được 32 ngày tuổi, bà Nguyễn Thị Xanh ở xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) cho biết: “Mấy hôm nay thương lái cứ ra vào ngắm heo, rồi hỏi mua với giá 750.000 đồng/con nhưng tôi chưa chịu bán. Tôi tính để thêm một tuần nữa, thế nào nó cũng được trên 800 ngàn đồng/con”.

22/11/2014
Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Làng Nghề Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Làng Nghề

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một số sản phẩm như nước mắm, chè vằng, tiêu Cùa, rượu Kim Long… đã có thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 6.800 lao động làm việc trong các làng nghề và ngành nghề tập trung mỗi năm tạo ra giá trị sản phẩm hàng trăm tỷ đồng.

22/11/2014
Sản Xuất Rau Sạch Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Sản Xuất Rau Sạch Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Trước nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao, người trồng rau đã dần nâng cao ý thức canh tác và trình độ thâm canh để sản xuất rau sạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Việc trồng rau sạch đã được nông dân trồng quanh năm tạo ra nguồn thu khá ổn định, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm thường xuyên, đặc biệt rút ngắn đáng kể thời gian nông nhàn.

22/11/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Ở Bản Poọng Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Ở Bản Poọng

Bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng đã nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.

22/11/2014
Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Xã Hoằng Hợp Cho Thu Nhập Từ 150 Đến Hơn 220 Triệu Đồng/ha/năm Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Xã Hoằng Hợp Cho Thu Nhập Từ 150 Đến Hơn 220 Triệu Đồng/ha/năm

Đây là địa phương có truyền thống sản xuất rau, củ, quả quanh năm với diện tích và quy mô lớn. Với kinh nghiệm trồng rau hàng hóa, nông dân Hoằng Hợp đã đạt hệ số quay vòng đất bình quân 3,5 lứa/năm, nhiều gia đình đã gieo trồng tới 4 đến 6 lứa rau/năm. Theo tính toán, một năm, mỗi ha đất vùng chuyên canh rau cho tổng thu nhập bình quân từ 150 đến 160 triệu đồng.

22/11/2014