Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Tiếp Tục Kiểm Soát Tốt Dịch Bệnh Trên Tôm, Quản Lý Chất Lượng Con Giống

Cần Tiếp Tục Kiểm Soát Tốt Dịch Bệnh Trên Tôm, Quản Lý Chất Lượng Con Giống
Ngày đăng: 11/11/2013

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám tại Hội nghị "Phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014" do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 8-11 tại TP Cần Thơ.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định: Để đảm bảo lợi ích cho người nuôi tôm, các địa phương cần kiểm soát tốt dịch bệnh, chất lượng tôm giống và vật tư đầu vào. Trong nuôi trồng thủy sản, chất lượng môi trường nước vùng nuôi rất quan trọng nên cần triển khai tốt công tác quan trắc, xử lý môi trường, đảm bảo chất lượng nguồn nước tại vùng nuôi.

Các địa phương nuôi tôm cần vận động người nuôi tuân thủ lịch mùa vụ và triển khai áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Về phía Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào phục vụ nuôi trồng thủy sản, trong đó có tôm nuôi. Đồng thời, tiếp tục triển khai công tác thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư thuốc thú y nông nghiệp để đảm bảo kiểm soát chất lượng thủy sản theo chuỗi giá trị sản xuất.

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh trên tôm năm 2012 và diễn biến thời tiết đầu 2013 có nhiều bất lợi nên những tháng đầu năm 2013 nông dân thả nuôi tôm cầm chừng. Đến giữa năm, giá tôm nguyên liệu tăng nên người nuôi đã tăng vụ, tăng diện tích nuôi và thu được hiệu quả cao. Nhờ chủ động phòng chống dịch bệnh nên tổng diện tích dịch bệnh trên tôm nuôi của cả nước trong 10 tháng năm 2013 chỉ bằng khoảng 53,6% so với cùng kỳ năm 2012.

Đến cuối tháng 10-2013, diện tích thả nuôi tôm cả nước đã đạt 100% kế hoạch năm với hơn 650 ngàn ha; sản lượng thu hoạch hơn 396,9 ngàn tấn, tăng hơn 38% so với cùng kỳ. Năm 2014, Tổng cục Thủy sản dự kiến giữ vững diện tích nuôi ở mức 615 ngàn ha đạt sản lượng tôm sú đạt 340 ngàn tấn; sản lượng tôm chân trắng tăng 20-30% so với năm 2013, tương đương 230 ngàn tấn và 60 ngàn ha.


Có thể bạn quan tâm

Đắk Glong Phát Triển Diện Tích Trồng Cây Thanh Long Ruột Đỏ Đắk Glong Phát Triển Diện Tích Trồng Cây Thanh Long Ruột Đỏ

Mùa mưa năm 2011, Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ Hợp Tiến (Đắk Glong) đã đưa 20.000 cây giống thanh long ruột đỏ về cho xã viên trồng trên diện tích 5 ha tại xã Quảng Sơn. Sau 3 năm, những vườn cây này đã bước vào thời kỳ kinh doanh, cho thu nhập cao.

27/02/2014
Mô Hình Cải Củ Trắng Cho Thu Nhập Cao Mô Hình Cải Củ Trắng Cho Thu Nhập Cao

Với giá thành như hiện nay từ 2.500 đồng/1kg đến 3.000 đồng /1kg, sau khi trừ hết chi phí, mỗi héc ta cải củ trắng mang lại lợi nhuận kinh tế từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng.

27/02/2014
Mô Hình Nuôi Heo Liên Kết “Hai Nhà” Ở Đắk Som Mô Hình Nuôi Heo Liên Kết “Hai Nhà” Ở Đắk Som

Anh Nguyễn Duy Tài ở thôn 4, xã Đắk Som (Đắk Glong) hiện đang nuôi 800 con heo hướng nạc. Đây là lứa thứ 2, anh liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.

27/02/2014
Đắk Wil, Khuyến Khích Nông Dân Cải Tạo Vườn Cà Phê Bằng Phương Pháp Ghép Chồi Đắk Wil, Khuyến Khích Nông Dân Cải Tạo Vườn Cà Phê Bằng Phương Pháp Ghép Chồi

Theo thống kê, trên địa bàn xã Đắk Wil (Chư Jút) hiện có hơn 750 ha cà phê, trong đó, phần lớn các vườn cà phê đã trồng khá lâu năm. Để thay thế cho diện tích cà phê này, những năm gần đây, người dân đã thực hiện “trẻ hóa” vườn cây bằng cách áp dụng kỹ thuật ghép chồi.

27/02/2014
Đức Mạnh, Một Số Nông Dân Đã Giàu Từ Chăn Nuôi Trang Trại Đức Mạnh, Một Số Nông Dân Đã Giàu Từ Chăn Nuôi Trang Trại

Những năm gần đây, việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại đã được nông dân ở xã Đức Mạnh (Đắk Mil) chú trọng. Đến nay, số hộ dân có trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao ngày một tăng lên, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.

27/02/2014