Cần Thực Hiện Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Một Cách Bền Vững

Sáng 12-12, UBND tỉnh làm việc với Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan để tiếp tục nghe đơn vị tư vấn báo cáo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Về giải pháp thực hiện, Trung tâm quy hoạch nông nghiệp (đơn vị tư vấn) đề xuất vận động các hộ nông dân ở các cánh đồng lớn tham gia hợp tác xã, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào sản xuất và kinh doanh nông nghiệp…
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đề nghị đơn vị tư vấn cần tiếp thu các ý kiến của các sở, ngành, từ đó rà soát để đưa ra những đánh giá thực tế hơn về thực trạng và giải pháp thực hiện của đề án.
Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.
Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201412/can-thuc-hien-tai-co-cau-nong-nghiep-mot-cach-ben-vung-2357728/
Có thể bạn quan tâm

Theo ước tính, mỗi năm ngành chè Việt Nam tự làm mình thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng và đang đứng trước nguy cơ về một cuộc khủng hoảng. Sử dụng thuốc BVTV chưa an toàn là một trong những nguyên nhân mang tính cốt tử, ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng này.

Nhiều hội viên nông dân ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cảm phục mỗi khi nhắc đến ông Phan Văn Thành (SN 1939), nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã bởi sự năng động, nhiệt tình trong công tác Hội Nông dân, nhạy bén trong phát triển kinh tế.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, đây được xác định là thách thức lớn, đồng thời là giải pháp trọng tâm nhằm củng cố những giá trị bền vững giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) phát triển trở thành một thương hiệu mạnh.

Trước tình hình khó khăn đầu ra của các loại hàng hóa nông sản, nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã chịu khó suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ hơn về thị trường để tổ chức sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, trồng cam xoàn là một thí dụ điển hình.