Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông

Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông
Ngày đăng: 07/11/2014

Hiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 1500 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con thu hoạch trước mùa mưa bão, đồng thời, di dời lồng bè, nhà cửa đến nơi an toàn. Song, đến nay tình trạng nhiều hộ dân vẫn tiếp tục thả nuôi tôm, cua trong vụ đông, trong khi, mùa mưa bão đã đến gần. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nguy cơ thiệt hại trong vụ nuôi là rất cao.

Những vùng đìa nuôi tôm vừa được thu hoạch xong đã được bà con thả thêm vụ mới. Mặc dù, tất cả đều biết rằng, chỉ trong thời gian ngắn nữa là mùa mưa lũ đến. Hộ ông Nguyễn Văn Hiệp tại phường Ninh Hà cũng đã thả tôm cách đây 1 tháng. Cũng vụ tôm này năm trước, gia đình thu lãi tương đối khá, nên ông Hiệp tiếp tục mạnh dạn thả nuôi. Tuy nhiên, lo sợ bị thiệt hại khi thời tiết xấu bất thường, ông Hiệp quyết định thả nuôi tôm với lượng vừa phải, chỉ bằng 1/3 so với các vụ nuôi khác trong năm.

Trên địa bàn thị xã Ninh Hòa thì tại phường Ninh Hà có nhiều hộ thực hiện nuôi vụ đông. Tính đến giữa tháng 10, toàn phường có đến 228 ha đã được thả nuôi. Tôm thẻ chân trắng và cua là 2 loài thủy sản được bà con chọn nuôi nhiều nhất. Khi được hỏi vì sao bà con lại chọn nuôi vào thời điểm này? Nhiều bà con cho rằng: mỗi năm có 2 vụ nuôi chính, khi kết thúc nếu nhận thấy thời tiết thuận lợi sẽ tiếp tục thả nuôi. Và đây cũng chính là vụ nuôi được chính quyền địa phương lên kế hoạch từ đầu năm.

Ông Nguyễn Minh Nhật, Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa cho biết trên toàn phường có 470 ha, riêng đông thì UBND phường đã xây dựng lịch sản xuất 2014, bố trí vụ 1, 2 và vụ đông, đối tượng nuôi vụ đông là tôm, cua, cá. Việc quyết định thả nuôi vẫn do các hộ chủ động.

Trong cảnh báo rủi ro về mức độ thiệt hại do mưa bão gây ra trên các diện tích nuôi trồng thủy sản là rất lớn. Riêng năm 2013, lụt bão đã cuốn trôi hơn 500 ha nuôi tôm cua, gây thiệt hại gần 13 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại nặng nhất là khu vực nuôi tại Ninh Phú, Ninh Hà.

Bên cạnh đó, nhiều bà con cũng cho biết, việc thả nuôi trong vụ đông là may rủi, nếu được thì có thêm thu nhập. Nguy cơ mất trắng cũng có thể là rất lớn do điều kiện thời tiết, nguồn nước bất thường. Do vậy, UBND thị xã không khuyến khích bà con sản xuất thời điểm này.

Theo Ông Trần Văn Dũng, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa về phía UBND thị xã đã chỉ đạo người dân nên thu hoạch trước mùa mưa bão, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người dân, tránh lũ lụt thiệt hại. Ngoài ra cũng khuyến cáo bà con không nên thả nuôi thủy sản số lượng lớn trong vụ đông.

Vì lợi nhuận, nhiều hộ vẫn tiếp tục thả nuôi, bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng. Trong khi đó, mùa mưa bão năm nay được dự báo hết sức thất thường, nếu tình trạng này tiếp diễn thì thiệt hại về mặt kinh là rất lớn. Chính vì vậy, UBND phường cũng khuyến cáo bà con nên thả với mật độ thưa, chủ yếu là các đối tượng ngắn ngày có thu hoạch trước mùa mưa bão, nhằm giảm thiệt hại cho bà con.


Có thể bạn quan tâm

Giống cây mới ở Việt Nam nông dân đầu tiên trồng Sachi Giống cây mới ở Việt Nam nông dân đầu tiên trồng Sachi

Hơn nửa năm làm quen với loài cây lạ, tính năng nổi trội dễ nhận thấy là khả năng chịu lạnh và sương muối tốt vào mùa đông; chống chọi vô tư với nắng và hạn vào mùa hè. Đã thế lãi to lại hứa hẹn chỉ sau năm đầu tiên cây giống cắm rễ./ Sachi - vua của các loại hạt

05/08/2015
Cơ hội mở cho cây mắc ca Cơ hội mở cho cây mắc ca

Ngày 31 – 7, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Cổ phần Him Lam (TP. Hồ Chí Minh) đã ký kết hợp tác phát triển dự án mắc-ca tại Tây Nguyên theo mô hình kết nối "4 nhà": Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.

05/08/2015
66% diện tích lúa chất lượng cao năm 2020 66% diện tích lúa chất lượng cao năm 2020

Đây là một trong những nội dung được đề cập tới tại Quy hoạch phát triển sản xuất lúa trên địa bàn TP Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020 vừa được UBND TP phê duyệt.

05/08/2015
Giá rau bấp bênh nông dân lo lắng Giá rau bấp bênh nông dân lo lắng

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong vòng 1 tháng nay, giá rau màu của các hộ nông dân tại các xã: Tân Đông, Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bấp bênh. Có lúc giá bán rau cải sụt giảm rất thấp, chỉ còn 500 - 1.000 đồng/kg. Thậm chí có những hộ không bán được, phải đổ bỏ vì tiền công nhổ cải cao hơn tiền bán rau.

05/08/2015
Lão nông trồng tiêu thí điểm Lão nông trồng tiêu thí điểm

Với quyết tâm tìm hướng sản xuất mới trên quê hương mình, ông Nguyễn Hữu Lộc, 64 tuổi, ở thôn Kiên Long, xã Bình Thành (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã đầu tư một số vốn khá lớn để thiết kế trồng 670 trụ hồ tiêu (ảnh).

05/08/2015