Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông

Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông
Ngày đăng: 07/11/2014

Hiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 1500 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con thu hoạch trước mùa mưa bão, đồng thời, di dời lồng bè, nhà cửa đến nơi an toàn. Song, đến nay tình trạng nhiều hộ dân vẫn tiếp tục thả nuôi tôm, cua trong vụ đông, trong khi, mùa mưa bão đã đến gần. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nguy cơ thiệt hại trong vụ nuôi là rất cao.

Những vùng đìa nuôi tôm vừa được thu hoạch xong đã được bà con thả thêm vụ mới. Mặc dù, tất cả đều biết rằng, chỉ trong thời gian ngắn nữa là mùa mưa lũ đến. Hộ ông Nguyễn Văn Hiệp tại phường Ninh Hà cũng đã thả tôm cách đây 1 tháng. Cũng vụ tôm này năm trước, gia đình thu lãi tương đối khá, nên ông Hiệp tiếp tục mạnh dạn thả nuôi. Tuy nhiên, lo sợ bị thiệt hại khi thời tiết xấu bất thường, ông Hiệp quyết định thả nuôi tôm với lượng vừa phải, chỉ bằng 1/3 so với các vụ nuôi khác trong năm.

Trên địa bàn thị xã Ninh Hòa thì tại phường Ninh Hà có nhiều hộ thực hiện nuôi vụ đông. Tính đến giữa tháng 10, toàn phường có đến 228 ha đã được thả nuôi. Tôm thẻ chân trắng và cua là 2 loài thủy sản được bà con chọn nuôi nhiều nhất. Khi được hỏi vì sao bà con lại chọn nuôi vào thời điểm này? Nhiều bà con cho rằng: mỗi năm có 2 vụ nuôi chính, khi kết thúc nếu nhận thấy thời tiết thuận lợi sẽ tiếp tục thả nuôi. Và đây cũng chính là vụ nuôi được chính quyền địa phương lên kế hoạch từ đầu năm.

Ông Nguyễn Minh Nhật, Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa cho biết trên toàn phường có 470 ha, riêng đông thì UBND phường đã xây dựng lịch sản xuất 2014, bố trí vụ 1, 2 và vụ đông, đối tượng nuôi vụ đông là tôm, cua, cá. Việc quyết định thả nuôi vẫn do các hộ chủ động.

Trong cảnh báo rủi ro về mức độ thiệt hại do mưa bão gây ra trên các diện tích nuôi trồng thủy sản là rất lớn. Riêng năm 2013, lụt bão đã cuốn trôi hơn 500 ha nuôi tôm cua, gây thiệt hại gần 13 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại nặng nhất là khu vực nuôi tại Ninh Phú, Ninh Hà.

Bên cạnh đó, nhiều bà con cũng cho biết, việc thả nuôi trong vụ đông là may rủi, nếu được thì có thêm thu nhập. Nguy cơ mất trắng cũng có thể là rất lớn do điều kiện thời tiết, nguồn nước bất thường. Do vậy, UBND thị xã không khuyến khích bà con sản xuất thời điểm này.

Theo Ông Trần Văn Dũng, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa về phía UBND thị xã đã chỉ đạo người dân nên thu hoạch trước mùa mưa bão, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người dân, tránh lũ lụt thiệt hại. Ngoài ra cũng khuyến cáo bà con không nên thả nuôi thủy sản số lượng lớn trong vụ đông.

Vì lợi nhuận, nhiều hộ vẫn tiếp tục thả nuôi, bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng. Trong khi đó, mùa mưa bão năm nay được dự báo hết sức thất thường, nếu tình trạng này tiếp diễn thì thiệt hại về mặt kinh là rất lớn. Chính vì vậy, UBND phường cũng khuyến cáo bà con nên thả với mật độ thưa, chủ yếu là các đối tượng ngắn ngày có thu hoạch trước mùa mưa bão, nhằm giảm thiệt hại cho bà con.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Kinh Tế Biển Phát Triển Kinh Tế Biển

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

31/08/2013
Khai Mạc Hội Thi “Người Chăn Nuôi Heo Giỏi Miền Đông Nam Bộ Năm 2013” Khai Mạc Hội Thi “Người Chăn Nuôi Heo Giỏi Miền Đông Nam Bộ Năm 2013”

Sáng ngày 29-8, tại TP. Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia khai mạc hội thi “Người chăn nuôi heo giỏi vùng Đông Nam bộ năm 2013”. Tham dự hội thi có gần 300 người chăn nuôi heo tiêu biểu thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ.

31/08/2013
Hiệu Quả Bón Phân Silic Trên Đậu Phộng Hiệu Quả Bón Phân Silic Trên Đậu Phộng

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến sinh trưởng năng suất và chất lượng giống đậu phộng L14 tại Thoại Sơn, An Giang”, do Thạc sĩ Phạm Thị Kiều Oanh-Trạm Khuyến nông Thoại Sơn làm chủ nhiệm.

31/08/2013
Thử Nghiệm Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Tại Xã Phong Vân (Bắc Giang) Thử Nghiệm Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Tại Xã Phong Vân (Bắc Giang)

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha tại xã Phong Vân.

31/08/2013
Quýt “Vàng” Trên Đất Cằn Quýt “Vàng” Trên Đất Cằn

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.

31/08/2013