Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần rà soát toàn diện thị trường phân bón

Cần rà soát toàn diện thị trường phân bón
Ngày đăng: 13/10/2015

Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, kiêm Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia nêu tại hội thảo “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới, định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón” do Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương và Hiệp hội Phân bón Việt Nam tổ chức ngày 12/10 tại Hà Nội.

Ông Cẩn cho biết qua theo dõi tổng hợp đánh giá việc tổ chức đấu tranh, bắt giữ, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng phân bón nói chung, số lượng bắt giữ của lực lượng chức năng từ cơ quan hải quan khoảng 4.000 vụ/năm. Tuy nhiên, số vụ việc bị khởi tố khá khiêm tốn, chỉ khoảng 10 vụ.

Ông Nguyễn Văn Cẩn đề nghị các doanh nghiệp cũng như Hiệp hội Phân bón Việt Nam phối hợp chặt chẽ hơn nữa với lực lượng chức năng. Cụ thể như, doanh nghiệp thông qua đường dây nóng chủ động, tích cực thông tin tới lực lượng chức năng về các trường hợp sai phạm.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2015 tại các Sở NN&PTNT và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác tại một số địa phương bước đầu cho thấy do có sự thay đổi căn bản về cách quản lý phân bón từ khi Nghị định 202/2013/NĐ-CP có hiệu lực, nên một số cán bộ chuyên môn chưa nắm vững quy định mới về quản lý phân bón.

Việc tiếp nhận và ban hành thông báo tiếp nhận công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nhiều loại phân bón không đúng quy định vẫn tiếp nhận và ban hành thông báo tiếp nhận.

Bên cạnh đó, một số đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác có điều kiện sản xuất, kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu so với quy định. Cơ quan quản lý nhà nước của Bộ đã yêu cầu các đơn vị sản xuất phân bón có những hành động khắc phục, bổ sung các điều kiện còn thiếu để đảm bảo đáp ứng điều kiện sản xuất theo qui định của Nhà nước, nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Phần lớn các chuyên gia ngành nông nghiệp đều cho rằng, cần nắm chắc cơ sở và nguồn sản xuất phân bón trong nước như urea, DAP, kali, NPK, các loại phân hữu cơ đã có. Việc mở rộng các nhà máy trong thời gian tới cần hết sức thận trọng.

Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cho rằng, cần rút giấy phép của các cơ sở sản xuất phân bón nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất phân bón theo công nghệ... cuốc, xẻng. Cơ sở vật chất thiếu thốn, công nghệ lạc hậu,… chắc chắn sẽ cho ra lò những mẻ phân bón chất lượng không đảm bảo.

Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng Thư lý Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, thế giới đang phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, thì chúng ta không thể đi ngược lại xu hướng đó.

Vì vậy, trong tương lai, cần sản xuất phân bón công nghệ cao vô cơ, hữu cơ bằng các công nghệ như nano, tế bào gốc, enzym, phân tử... Muốn làm được điều này, không thể để thị trường phân bón phát triển kiểu tự phát như hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Lý Sơn mất mùa dưa hấu Nông dân Lý Sơn mất mùa dưa hấu

Theo bà con nông dân, dưa bị bệnh do dịch rầy nâu tấn công và nguồn nước tưới nhiễm mặn.

10/07/2015
Châu Thành (Đồng Tháp) đẩy mạnh dập dịch chổi rồng trên nhãn Châu Thành (Đồng Tháp) đẩy mạnh dập dịch chổi rồng trên nhãn

Theo báo cáo mới nhất của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Châu Thành (Đồng Tháp), hiện toàn huyện có trên 3.600ha nhãn. Trong đó, diện tích vườn nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng là trên 2.269ha, diện tích bị nhiễm nặng trên 70% là 1.028ha; tỉ lệ bị nhiễm từ 30 - 70% là 225ha; tỉ lệ bị nhiễm dưới 30% là 1.016,5ha.

10/07/2015
Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn

Những ngày đầu tháng 7 khi lượng vải chính vụ ở các xã vùng thấp thuộc huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cơ bản đã hết thì tại xã vùng cao Tân Sơn lại tấp nập người mua, bán. Dọc hai bên đường của thị trấn Tân Sơn, mặc cho cái nắng hè oi bức, dòng người cùng những thùng, sọt chất đầy vải chín đổ về các điểm thu mua.

10/07/2015
Nông dân Núi Cấm vào vụ thu hoạch sầu riêng và bơ Nông dân Núi Cấm vào vụ thu hoạch sầu riêng và bơ

Nhờ khí hậu thuận lợi, mát mẻ, nông dân trên đỉnh Núi Cấm, huyện Tịnh Biên (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế này để cải tại vườn tạp, trồng xen canh trái cây các loại để có nguồn thu nhập quanh năm. Thời điểm này một số nông dân nơi đây đang vào mùa thu hoạch sầu riêng, bơ mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

10/07/2015
Huyện Trảng Bom (Đồng Nai) có trên 93% trang trại chăn nuôi theo mô hình công nghiệp Huyện Trảng Bom (Đồng Nai) có trên 93% trang trại chăn nuôi theo mô hình công nghiệp

Theo UBND huyện Trảng Bom (Đồng Nai), toàn huyện hiện có 341 trang trại chăn nuôi. Trong đó, có 270 trang trại đang áp dụng quy trình chăn nuôi công nghiệp đảm bảo an toàn sinh học và 4 trang trại được công nhận đạt chuẩn VietGAP, chiếm hơn 93% chăn nuôi trên địa bàn.

26/06/2015