Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Những Giải Pháp Cứu Cây Hồ Tiêu

Cần Những Giải Pháp Cứu Cây Hồ Tiêu
Ngày đăng: 13/06/2014

Thời gian gần đây, dịch bệnh trên cây tiêu diễn biến khá phức tạp, gây thiệt hại nhiều cho nông dân.

Ông Trần Văn Vinh, một người dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) cho biết: "Gia đình tôi trồng được 2 ha tiêu đang trong thời kỳ kinh doanh, những năm trước đây năng suất vườn tiêu đạt hơn 3-4 tấn/ha. Thế nhưng gần nửa tháng nay, vườn tiêu đang xanh tốt bỗng nhiên đổ bệnh rủ lá chết hàng loạt. Đến nay, 1,3 ha (tương đương 1.300 trụ tiêu) đã bị chết khô, gây thiệt hại hơn 700 triệu đồng".

Theo thống kê của UBND xã Nâm N’Jang, hiện nay, địa phương đã có hơn 10 ha tiêu bị bệnh chết và đang có xu hướng lây lan diện rộng. Còn tại Chư Jút, toàn huyện có 1.694 ha hồ tiêu, trong đó có 872 ha đang trong thời kỳ kinh doanh, diện tích tập trung các xã Đắk Wil, Nam Dong, Chư K’nia và  Tâm Thắng... nhưng trong thời gian qua đã có hơn 25 ha tiêu bị chết.

Tương tự, ở các xã Đắk Wer, Đắk Sin, Hưng Bình... của huyện Đắk R’lấp, nhiều vườn tiêu đang xanh tốt cũng chuyển sang úa vàng, tháo đốt, rồi chết, dù bà con nông dân đã tìm nhiều cách để cứu vườn tiêu nhưng vẫn không mang lại kết quả như mong muốn.

Theo ông Nguyễn Văn Thành ở xã Nghĩa Thắng, khoảng hơn 1 năm nay trên cây tiêu xuất hiện bệnh vàng lá và hơn 3 tháng nay, cây tiêu bỗng nhiên rũ lá, khô thân và đến nay đã chết gần 200 trụ. Mặc dù gia đình đã dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị phòng ngừa nhưng xem ra vẫn không mấy khả quan.

Trước tình trạng tiêu chết hàng loạt đang lan rộng, Chi cục BVTV tỉnh khuyến cáo nông dân khi thấy cây tiêu bị nhiễm bệnh chết thì bà con báo cáo ngay cho cơ quan chuyên môn để được hướng dẫn cách chăm sóc, phòng, chống dịch, chứ không nên tự ý đi mua thuốc, chế phẩm và tổ chức phun khi chưa được kiểm định, vừa mất tiền mà bệnh càng nặng hơn.

Hiện tại, cơ quan chức năng mới xác định được nguyên nhân làm cho cây tiêu chết hàng loạt là bị nhiễm bệnh thối rễ do nấm Phytophthora, bệnh tuyến trùng, bệnh tán thư... gây ra, nhưng đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Mặt khác, đa số bệnh xuất hiện ở những vườn hồ tiêu thâm canh kém, không chú trọng đến phòng bệnh như ít đầu tư phân bón, thuốc BVTV, vườn ít thông thoáng và thoát nước kém.

Bên cạnh đó, do khi làm cỏ cạnh cây tiêu, người dân đã vô tình làm đứt rễ nên nấm và vi rút gây bệnh xâm nhập qua vết thương của rễ, làm cho cây tiêu bị nhiễm bệnh. Vì vậy, Chi cục đã chỉ đạo cán bộ, kỹ sư các phòng chuyên môn phối hợp trạm bảo vệ thực vật các huyện, thị xã về các địa phương xảy ra dịch bệnh tìm hiểu kỹ nguyên nhân và hướng dẫn nhân dân triển khai các biện pháp quản lý phòng trừ tổng hợp.

Đối với nông dân, bà con cần vệ sinh vườn tiêu sạch sẽ, thông thoáng, bón phân cân đối để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Ngoài việc cung cấp đầy đủ phân bón, bà con cần chú trọng các nguyên tố trung vi lượng cần thiết cho cây tiêu, có biện pháp tiêu thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh tình trạng ngập úng lây lan bệnh ở những vườn tiêu đã có mầm bệnh...


Có thể bạn quan tâm

Trái Phật Thủ Ít Biến Động Giá Trái Phật Thủ Ít Biến Động Giá

Nhận thấy thị hiếu ngày càng cao của người dân, cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, người dân Đắc Sở đã chuyển đổi sang trồng cây phật thủ. Hiện nay, gần 80% hộ dân của xã đều trồng loại cây “hái ra tiền” này. Một sào đất có thể trồng được từ 20 – 25 cây, trồng thẳng hàng.

12/02/2015
Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi Thủy Sản Afiex Đạt Doanh Số Gần 1.000 Tỷ Đồng Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi Thủy Sản Afiex Đạt Doanh Số Gần 1.000 Tỷ Đồng

Năm 2014, Xí nghiệp Thức ăn chăn nuôi thủy sản Afiex đã sản xuất hơn 70.000 tấn thức ăn chăn nuôi đưa ra thị trường, với các loại sản phẩm: Thức ăn cho heo, cá giống, vịt đẻ, cá có vẩy… đạt doanh số gần 1.000 tỷ đồng. Sản phẩm của xí nghiệp liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, Top 10 thương hiệu – nhãn hiệu chăn nuôi nổi tiếng Việt Nam 2014.

12/02/2015
Sản Lượng Thủy Sản Cà Mau Tăng Sản Lượng Thủy Sản Cà Mau Tăng

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 vừa qua, thời tiết thuận lợi, giá cả một số loại thủy sản tăng đã khuyến khích ngư dân ra khơi bám biển. Trong năm, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau gần 480.000 tấn, đạt 104% kế hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ.

12/02/2015
Nuôi Trồng Thủy Sản Cần Tuân Thủ Lịch Thời Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Cần Tuân Thủ Lịch Thời Vụ

Ông Nguyễn Thuận (tổ dân phố Hậu Phước, phường Ninh Hà) cho biết: “Nuôi tôm trái vụ nếu gặp thời tiết thuận lợi thì có lãi, nhưng gặp mưa bão thì mất trắng. Cũng vì sự bấp bênh ấy mà người dân không dám thả nuôi nhiều”. Năm 2013, 2 vụ nuôi chính, gia đình ông Thuận thua lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó, gia đình ông tiếp tục thả nuôi vụ phụ vào mùa đông với 15 vạn con tôm thẻ chân trắng, 6.000 con cua, 3.000 con cá dìa.

12/02/2015
Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau

Cá bông lau là loài da trơn, thân mình thon dài, đuôi đỏ, chỉ đánh bắt trong môi trường tự nhiên nên cá được nhiều người ưa chuộng bởi thịt trắng, sạch, béo, mùi thơm đặc trưng và giàu dinh dưỡng. Loài cá này không dễ đánh bắt, ngày nay lại càng hiếm hơn khiến giá bán rất cao, từ 150.000 - 250.000 đồng/kg, có khi bắt được cá lớn bán được cả triệu đồng. Theo kinh nghiệm riêng, người đánh bắt xác định những vùng nước có ổ cá để giăng lưới, rồi nằm tài đợi cả đêm cũng như dân chạy xe ôm chờ khách.

12/02/2015