Cần nhận diện phân hữu cơ thích hợp cho cây có múi

Từ năm 2000, các nhà khoa học đã hướng dẫn cho nông dân sử dụng nấm đối kháng tricoderma để phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ đem lại hiệu quả cao. Từ đó các nhà vườn đã quen dần với tập quán sử dụng phân hữu cơ trên cây có múi. Cũng cần nói thêm trước đó nhiều nhà vườn cũng đã biết sử dụng phân hửu cơ để bón cho cây trồng dưới dạng phân rơm, phân cá, cua ốc ủ, phân vịt...
Thành phần quan trọng chính của phân hữu cơ là các loại acid hữu cơ đa phân tử, chủ yếu là acid Humic và acid Fuvic. Những thành phần nầy đã tồn tại trong đất do quá trình phân ủy xác bả hữu cơ với sự tham gia của các vi sinh vật có sẳn trong đất. Hai loại acid này là thành phần chính để tạo nên độ phì nhiêu của đất và năng suất của cây trồng phụ thuộc vào độ phì này.
Về cơ chế, các acid này được xem như là một loại keo đất, nắm giữ các ion mà cây trồng hấp thu được như đạm, lân, kali, canxi, manhê... và phóng thích dần dần cho cây trồng hấp thu và phát triển, hạn chế tình trạng thất thoát do rửa trôi, do bay hơi... Do đó, việc bón phân hữu cơ làm tăng hiệu quả và phát huy tác dụng của phân vô cơ.
Trong một thời gian dài, các nhà vườn lạm dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu trên cây trồng đã giết đi phần lớn hệ vi sinh vật trong đất, làm cho đất chay dần và cằn cỗi, sâu bênh càng xuất hiện nhiều thì nhà vườn càng sử dụng hóa chất càng cao, vừa tăng giá thành sản xuất vừa ô nhiểm môi trường mà tuổi thọ của cây trồng lại giảm. Việc sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây ăn trái là một giải pháp kỹ thuật kịp thời.
Để đáp ứng nhu cầu phân hữu cơ cho các vườn cây ăn trái, nhiều cơ sở sản xuất đã cho ra nhiều sản phẩm phân hữu cơ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà vườn. Tuy nhiên, tùy theo nguồn nguyên liệu và qui trình sản xuất mà hàm lượng các acid hữu cơ (acid Humic và acid Funvic) khác nhau. Về thành phần vi sinh vật tồn tại trong phân đa số sử dụng nấm tricoderma là thành phần chính để ủ phân một số có tích hợp vi khuẩn cố định đạm, phân giải lân...
Với sự phát triển của khoa kọc kỹ thuật, các nhà khoa học đã tích hợp nhiều loại nấm để bổ sung cho đất những loại vi sinh vật có ích cho đất, hoạt động của các loại vi sinh vật này giúp cho cây nâng cao sức đề kháng có thể chống lại các loại nấm bệnh, côn trùng và sinh vật gây hại cho cây trồng. Cũng cần nói thêm, khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh phải cần một quá trình và một thời gian nhất định để các loại vi sinh vật đất có điều kiện phát triển ổn định và cân đối để trả lại cho đất hệ sinh thái vốn có của đất.
Các nhà vườn cần có vốn hiểu biết nhất định để lựa chọn một loại phân hữu cơ có đầy đủ tính năng và tác dụng của một loại phân hữu cơ để mua những sản phẩm đúng với giá trị vừa có tác dụng cải tạo đất vừa phát huy hiệu quả của các loại phân hóa học để hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, sản xuất những sản phẩm sạch, an toàn với giá thành hạ.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ sở hữu 3 trại lợn gần 7.000 con, anh Nguyễn Văn Toản (xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội) còn là chủ một trang trại nuôi thỏ khép kín với quy mô lớn.
Để nâng cao năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế hộ gia đình, đặc biệt tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đầu năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước đã tổ chức lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà” tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành.

Những năm qua, anh Nguyễn Văn Triết (sinh năm 1975), ngụ ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, đem lại thu nhập trên 220 triệu đồng/năm.

Trước đây, việc chăn nuôi dê ở thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang) mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Để hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, từ cuối năm 2012, 13 gia đình ở đây đã tập hợp thành “Nhóm cùng sở thích chăn nuôi dê” với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, vươn lên XĐGN.

Gần đây, ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều mô hình trang trại nuôi heo, đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh, lao động và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi heo nái của ông Phạm Văn Ân ở ấp Mỹ Phú, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, Sóc Trăng là một điển hình.