Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần nhận diện phân hữu cơ thích hợp cho cây có múi

Cần nhận diện phân hữu cơ thích hợp cho cây có múi
Ngày đăng: 04/05/2015

Từ năm 2000, các nhà khoa học đã hướng dẫn cho nông dân sử dụng nấm đối kháng tricoderma để phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ đem lại hiệu quả cao. Từ đó các nhà vườn đã quen dần với tập quán sử dụng phân hữu cơ trên cây có múi. Cũng cần nói thêm trước đó nhiều nhà vườn cũng đã biết sử dụng phân hửu cơ để bón cho cây trồng dưới dạng phân rơm, phân cá, cua ốc ủ, phân vịt... Thành phần quan trọng chính của phân hữu cơ là các loại acid hữu cơ đa phân tử, chủ yếu là acid Humic và acid Fuvic. Những thành phần nầy đã tồn tại trong đất do quá trình phân ủy xác bả hữu cơ với sự tham gia của các vi sinh vật có sẳn trong đất. Hai loại acid này là thành phần chính để tạo nên độ phì nhiêu của đất và năng suất của cây trồng phụ thuộc vào độ phì này.

Về cơ chế, các acid này được xem như là một loại keo đất, nắm giữ các ion mà cây trồng hấp thu được như đạm, lân, kali, canxi , manhê... và phóng thích dần dần cho cây trồng hấp thu và phát triển, hạn chế tình trạng thất thoát do rửa trôi, do bay hơi... Do đó, việc bón phân hữu cơ làm tăng hiệu quả và phát huy tác dụng của phân vô cơ.

Trong một thời gian dài, các nhà vườn lạm dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu trên cây trồng đã giết đi phần lớn hệ vi sinh vật trong đất, làm cho đất chay dần và cằn cỗi, sâu bênh càng xuất hiện nhiều thì nhà vườn càng sử dụng hóa chất càng cao, vừa tăng giá thành sản xuất vừa ô nhiểm môi trường mà tuổi thọ của cây trồng lại giảm. Việc sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây ăn trái là một giải pháp kỹ thuật kịp thời.

Để đáp ứng nhu cầu phân hữu cơ cho các vườn cây ăn trái, nhiều cơ sở sản xuất đã cho ra nhiều sản phẩm phân hữu cơ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà vườn. Tuy nhiên, tùy theo nguồn nguyên liệu và qui trình sản xuất mà hàm lượng các acid hữu cơ (acid Humic và acid Funvic) khác nhau. Về thành phần vi sinh vật tồn tại trong phân đa số sử dụng nấm tricoderma là thành phần chính để ủ phân một số có tích hợp vi khuẩn cố định đạm, phân giải lân...

 Với sự phát triển của khoa kọc kỹ thuật, các nhà khoa học đã tích hợp nhiều loại nấm để bổ sung cho đất những loại vi sinh vật có ích cho đất, hoạt động của các loại vi sinh vật này giúp cho cây nâng cao sức đề kháng có thể chống lại các loại nấm bệnh, côn trùng và sinh vật gây hại cho cây trồng. Cũng cần nói thêm, khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh phải cần một quá trình và một thời gian nhất định để các loại vi sinh vật đất có điều kiện phát triển ổn định và cân đối để trả lại cho đất hệ sinh thái vốn có của đất.

Các nhà vườn cần có vốn hiểu biết nhất định để lựa chọn một loại phân hữu cơ có đầy đủ tính năng và tác dụng của một loại phân hữu cơ để mua những sản phẩm đúng với giá trị vừa có tác dụng cải tạo đất vừa phát huy hiệu quả của các loại phân hóa học để hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, sản xuất những sản phẩm sạch, an toàn với giá thành hạ.


Có thể bạn quan tâm

Cựu Vận Động Viên Quyền Anh Làm Giàu Từ Trồng Gấc Cựu Vận Động Viên Quyền Anh Làm Giàu Từ Trồng Gấc

Vị giám đốc chưa đến 30 tuổi nhưng đã có 10 năm lập nghiệp từ nghề trồng gấc. Đến nay, công việc kinh doanh của anh phát triển sang nhiều lĩnh vực khác, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng.

08/09/2014
Quản Lý Bệnh Hại, Phát Triển Thanh Long Bền Vững Quản Lý Bệnh Hại, Phát Triển Thanh Long Bền Vững

Chỉ tính trong nửa đầu năm 2014, diện tích thanh long trồng mới ở các địa phương khoảng 3.376 ha, đưa diện tích thanh long toàn tỉnh lên 23.927 ha. Với tốc độ phát triển nhanh như vậy, đồng nghĩa với tình hình sâu bệnh hại xảy ra trên thanh long ngày càng phức tạp, nhất là bệnh đốm trắng, thán thư, gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

08/09/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Mưa Dầm Ảnh Hưởng Lúa Hè Thu Đồng Bằng Sông Cửu Long Mưa Dầm Ảnh Hưởng Lúa Hè Thu

Khoảng một tuần nay nhiều nơi ở ĐBSCL có mưa liên tục làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch lúa hè thu. Chiều 22-6, ông Trần Điền Lang, Trưởng ấp Đông Giang, xã Đông Bình, huyện Thới Lai (Cần Thơ) cho biết, mưa dầm đã làm lúa bị đỗ ngã hàng loạt khiến chi phí thu hoạch tăng cao, tỷ lệ hao hụt nhiều và chất lượng lúa cũng bị ảnh hưởng.

24/06/2014
Làm Nông Sản Theo Làm Nông Sản Theo "Chuẩn" Nào?

Những năm qua, một số mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp theo chuẩn toàn cầu đã thuyết phục được nhiều nông dân làm theo, nhưng khó khăn về đầu ra khiến nông dân e ngại. Dù vậy, đây vẫn là xu hướng tất yếu để nông sản Việt có chỗ đứng trên thị trường thế giới trong giai đoạn hội nhập.

08/09/2014
Mặn Mòi Cá Mặn Mòi Cá "Đoàn"

Tháng 1-5 âm lịch hàng năm là mùa cá “đoàn” - cách mà ngư dân đặt cho những loại cá nhỏ đi theo bầy và thường hay vướng vào lưới. Để rồi sau mỗi phiên biển, khi cập về bờ, chủ tàu phải huy động tất cả thuyền viên, thậm chí thuê thêm người mới giũ sạch được lưới...

24/06/2014