Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Ngăn Chặn Tình Trạng Người Dân Bán Mầm Thảo Quả

Cần Ngăn Chặn Tình Trạng Người Dân Bán Mầm Thảo Quả
Ngày đăng: 01/03/2014

Hà Giang là tỉnh có diện tích rừng lớn, rất có tiềm năng phát triển cây thảo quả. Là cây cho giá trị kinh tế rất cao, nên từ việc trồng thảo quả mà nhiều hộ dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giầu. Những năm gần đây, tỉnh ta đã có nhiều chương trình, dự án cụ thể để khuyến khích người dân phát triển loại cây trồng này dưới những tán rừng già.

Trồng thảo quả không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn là cách để chúng ta bảo vệ rừng rất hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian gần đây, vì thấy lợi trước mắt mà một số người dân đã tự thu lấy mầm thảo quả bán cho các thương lái Trung Quốc. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn giống, cũng như năng suất của cây thảo quả mang lại.

Theo thông tin thu thập được từ các ngành chức năng, tại các khu vực M176, 177, 286, 304, 305 và chợ biên giới, các tư thương Trung Quốc tập trung mua mầm cây thảo quả với giá giao động khoảng 14 NDT/kg (tăng gấp 3 lần so với thời gian trước).

Người dân thấy giá cao, lợi trước mắt thì cứ hiển nhiên thu hoạch để bán. Còn nguyên nhân gì, tại sao thương lái Trung Quốc tự nhiên thu mua với giá cao như vậy thì không người dân nào biết?.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Thảo quả là cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi, nếu khai thác mầm thảo quả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh trưởng và phát triển của cây làm suy giảm khả năng đẻ nhánh, khóm thảo quả không còn sinh trưởng phát triển, tàn lụi và có thể chết.

Đồng thời làm mất phần thân ra hoa, tạo quả dẫn đến không có khả năng cho quả, ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến năng suất. Chính vì vậy, Sở Nông nghiệp và PTNT đặc biệt khuyến cáo người dân không nên thu hái lấy mầm để bán.

Sau khi có nguồn thông tin trên, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo các ngành: Sở Nông nghiệp và PTNT; Bộ Chỉ huy Biên phòng; UBND các huyện; Công an tỉnh; Sở Công thương; Hải quan tỉnh chủ động nắm bắt tình hình, tăng cường quản lý, tuyên truyền người dân ở các xã, thôn, bản có diện tích trồng cây thảo quả, không vì lợi nhuận trước mắt mà làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, và giá trị kinh tế cao mà thảo quả mang lại.

Theo tính toán, thời điểm năm ngoái giá thảo quả sau khi thu hoạch, người dân bán được khoảng 29 nghìn/1 kg, một ha thảo quả nếu chăm sóc tốt sẽ cho thu hoạch khoảng 2,5 tấn. Vậy mà hiện nay 1kg mầm thảo quả khoảng hơn 20 mầm (tương ứng 20 cây, nếu mầm lớn lên) mà người nông dân chỉ bán với giá 14 NDT (hơn 50 nghìn) thì có đáng khĩng.

Còn nhớ, những năm 2006-2007, tư thương Trung Quốc sang Hà Giang thu mua thân, gốc cây chè cổ thụ San tuyết tại các huyện có loại cây chè này. Thương lái thu mua với mục đích gì thì không ai biết. Người dân chỉ biết giá trị trước mắt như vậy mà đã tự ý chặt hạ không thương tiếc nhiều cây chè cổ thụ bán cho thương lái. Để rồi sau đó nguồn thu nhập hằng năm từ những cây chè này không còn nữa. Người dân thì mất nguồn thu, còn với tỉnh ta thương hiệu chè San tuyết mất dần giá trị…

Việc mua mầm thảo quả với giá cao là sự việc “bất thường” của thương lái Trung Quốc. Sự “bất thường” đó không nhữngdiễn ra với mầm thảo quả trên địa bàn tỉnh ta mà còn diễn ra với nhiều loại cây nông nghiệp khác trên địa bàn cả nước.

Chẳng hạn như trong đầu tháng 2 vừa qua, tại tỉnh Vĩnh Long, thương lái Trung Quốc có nhu cầu thu mua lá khoai lang với giá cao hơn bình thường. Người dân thì ồ ạt cắt đem bán, bất chấp việc thương lái Trung Quốc mất dạng sau thời gian thao túng giá khiến không ít nông dân sống dở chết dở vì ruộng khoai chẳng ai ngó ngàng tới.

Khi đã cắt lá khoai lang đi rồi, năng suất thu hoạch củ khoai giảm 50%, thậm chí không có củ. Ngoài thiệt hại về giá trị kinh tế của người dân mà kéo theo nó còn những hệ lụy khác đó là tình trạng trộm cắp lá khoai lang, mầm thảo quả để bán, làm tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp…

Được biết, do khí hậu năm nay có diễn biến phức tạp, tỉnh Lào Cai là địa phương có diện tích thảo quả lớn nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề do mưa tuyết. Chính vì vậy sản lượng thảo quả năm nay dự báo sẽ giảm so với mọi năm. Điều đó có nghĩa là giá của thảo quả năm nay sẽ tăng cao.

Người dân cần tăng cường mở rộng diện tích trồng thảo quả, gắn với việc chăm sóc và phát triển nó để đạt năng suất cao. Nếu cứ thu hoạch mầm thảo quả để bán thì đây là một thiệt hại rất lớn về kinh tế. Mà thiệt thòi nhất vẫn là những người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Hội Cho Tôm Chân Trắng Ở Khánh Hòa Cơ Hội Cho Tôm Chân Trắng Ở Khánh Hòa

Năm 2013, nhu cầu tiêu thụ tôm chân trắng trên thị trường thế giới sẽ chiếm khoảng 2/3 sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu và cả người nuôi tôm chân trắng.

28/03/2013
Chuyển Giao Vịt Giống Cho Nông Dân Ở Trà Vinh Chuyển Giao Vịt Giống Cho Nông Dân Ở Trà Vinh

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) tỉnh Trà Vinh vừa chuyển giao 6.850 con vịt giống (01 ngày tuổi, giống vịt Triết Giang) cho 18 hộ nông dân trên địa bàn huyện Càng Long và Cầu Kè thực hiện mô hình trình diễn chăn nuôi vịt đẻ hướng trứng áp dụng phương pháp an toàn sinh học.

07/05/2013
“Vỡ Mộng” Chăn Nuôi Tập Trung “Vỡ Mộng” Chăn Nuôi Tập Trung

Năm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thí điểm 11 khu chăn nuôi tập trung (CNTT) và năm 2010, bổ sung 26 khu tại các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch... Thế nhưng, đến nay toàn tỉnh chỉ còn 4 khu hoạt động, song cũng rất èo uột, gây lãng phí đất đai, tiền của.

19/08/2013
Triệu Phú Nhãn Xuồng Cơm Vàng Triệu Phú Nhãn Xuồng Cơm Vàng

Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.

18/07/2013
Hàng Chục Hộ Dân Nuôi Ếch “Cầu Cứu” Hàng Chục Hộ Dân Nuôi Ếch “Cầu Cứu”

Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

20/08/2013