Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Hỗ Trợ Thiết Thực Ngư Dân Đánh Bắt Xa Bờ

Cần Hỗ Trợ Thiết Thực Ngư Dân Đánh Bắt Xa Bờ
Ngày đăng: 20/01/2014

Khai thác xa bờ sẽ tránh tình trạng tận diệt thủy sản, tuy nhiên, việc đóng tàu với công suất lớn và những rủi ro khi vươn khơi đòi hỏi sự đầu tư lớn, việc mà những ngư dân nhỏ lẻ khó làm được.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết hiện cả nước có khoảng 117.000 tàu cá, trong đó tàu đánh bắt xa bờ công suất trên 90 CV khoảng 27.000 tàu.

Điều đó cho thấy việc triển khai các quy định, chủ trương của Bộ NNPTNT trong việc không cho phép phát triển, đóng mới một số loại tàu nhỏ, tàu sử dụng các thiết bị xâm hại đến nguồn lợi thủy sản, đã có hiệu quả.

Tuy nhiên, việc giải ngân nguồn vốn hỗ trợ cho các hoạt động khai thác biển của ngư dân vẫn đang vướng mắc, đặc biệt là do khai thác thủy sản tính rủi ro cao nên nhiều ngân hàng thương mại thường né tránh việc cho vay.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám tiếp tục đề xuất tới đây, các ngân hàng thương mại nên có cơ chế đặc thù để ngư dân dễ tiếp cận nguồn vốn vay hơn nữa, tránh tình trạng ngư dân muốn ra biển phải vay lãi suất cao của các chủ nậu, vựa rồi sau đó bị ép giá thu mua hải sản.

Đến nay, cả nước có hơn 50 nghiệp đoàn nghề cá, 3.700 tổ đội sản xuất trên biển, góp phần quan trọng phát triển khai thác hải sản, kết hợp với bảo vệ an ninh trên biển, đồng thời khắc phục những khó khăn mà nghề khai thác gặp phải trong thời gian qua như giảm bớt chi phí chuyến biển, hỗ trợ nhau được trong khai thác, hậu cần nghề cá…

Không chỉ giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh; thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động, các tàu tham gia tổ ngư dân đã khai thác đạt hiệu quả hơn, sản lượng khai thác tăng, có tàu tăng 1,2-1,5 lần so với khi chưa vào tổ, do bám biển được dài ngày, thời gian đánh bắt tăng, sản lượng tăng và giảm được chi phí chuyến đi, ông Hoàng Đình Yên, Phó Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhận định.

Cũng theo ông Hoàng Đình Yên, kinh nghiệm trong phát triển mô hình tổ đội sản xuất trên biển thời gian qua cho thấy, để duy trì một cách thường xuyên và hiệu quả thì vai trò của các “hạt nhân” như tổ trưởng tổ sản xuất và các chủ tàu tham gia là hết sức quan trọng, là cơ sở góp phần làm cho mô hình tổ hợp tác thành công.

Do đó thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng này theo hướng hỗ trợ thành lập mới tổ hợp tác, hỗ trợ bảo hiểm, máy thông tin và hỗ trợ tai nạn biển đối với các chủ tàu khai thác và dịch vụ khai thác hải sản.

Năm 2014, bên cạnh việc tổ chức triển khai thực hiện công tác giảm tổn thất sau thu hoạch trong lĩnh vực thủy sản theo quyết định 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định 65/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thủy sản sẽ đẩy mạnh triển khai đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản theo hướng khuyến khích hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác trên các vùng biển xa, thành lập tổ đội sản xuất; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần cho khai thác thủy sản…


Có thể bạn quan tâm

Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.

16/10/2014
EU Từ Chối Nhập Khẩu Tôm Chân Trắng Ấn Độ EU Từ Chối Nhập Khẩu Tôm Chân Trắng Ấn Độ

Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.

16/10/2014
Người Góp Phần Tích Cực Trong Việc Lai Tạo Đàn Bò Ở Tây Sơn (Bình Định) Người Góp Phần Tích Cực Trong Việc Lai Tạo Đàn Bò Ở Tây Sơn (Bình Định)

Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.

16/10/2014
Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Gia Súc Đừng Để “Mất Bò Mới Lo Làm Chuồng” Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Gia Súc Đừng Để “Mất Bò Mới Lo Làm Chuồng”

Cuối tháng 9 vừa qua, gia đình ông Phạm Văn Báo ở thôn Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) có một con trâu thả rông trong rừng bị chết. Ông mang con trâu này về nhà thịt làm lây bệnh ra 3 con trâu và 6 con lợn của cả gia đình và các hộ cùng thôn.

16/10/2014
Quả Trứng Và Tem Vệ Sinh Thú Y Sửa Ngay Nếu Bất Lợi Cho Dân Quả Trứng Và Tem Vệ Sinh Thú Y Sửa Ngay Nếu Bất Lợi Cho Dân

Tại hội nghị đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 14/10, ông Phạm Quốc Ân, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Quý Hiền (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) nêu ra một thực tế về thủ tục hành chính đang “hành” HTX.

16/10/2014