Cần đầu tư bài bản cho nghiên cứu giống vật nuôi

Trong 5 năm gần đây, Viện Chăn nuôi đã chuyển giao vào sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ có giá trị. Ước tính giá trị từ các sản phẩm khoa học công nghệ do Viện cung cấp bình quân hằng năm khoảng 11.000 - 12.000 tỷ đồng.
Đã có 134 nghiên cứu khoa học nổi bật và phần lớn đã được ứng dụng và chuyển giao vào thực tiễn sản xuất tại các vùng sinh thái trên cả nước. Viện Chăn nuôi cũng đã phối hợp với các đơn vị bảo tồn được 44 giống vật nuôi có nguy cơ truyệt chủng.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Khoa học công nghệ 2015 của Viện Chăn nuôi tổ chức ngày 16/9.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Viện có trên 50 tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được chuyển giao và sử dụng, trong đó, đáng chú ý có nhiều sản phẩm về giống gia cầm như giống gà thả vườn, vịt hay lợn năng suất cao, tinh bò đông lạnh… chiếm tỷ lệ cao trong cả nước.
Chẳng hạn như tinh bò đông lạnh, Viện hiện đang cung ứng được 65% thị phần cả nước, giống gà lông màu đang chiếm trên 30%, vịt giống chất lượng cao khoảng 45%...
Ngoài ra, các tiến bộ kỹ thuật về thức ăn, quy trình nuôi dưỡng cũng đã được chuyển giao trong sản xuất có hiệu quả. Viện đang ký hợp đồng với các doanh nghiệp như Tập đoàn DABACO, Công ty Thái Dương… để hỗ trợ phát triển các dòng sản phẩm đặc thù.
Tuy nhiên, công tác chuyển giao từ nghiên cứu đến thực tế vẫn còn gặp không ít khó khăn do cơ chế từ việc huy động tài sản như đất đai, thiết bị để đưa vào liên doanh, liên kết đến hạn chế về kinh phí đầu tư cho một sản phẩm được nghiên cứu đến cùng.
“Thay vì có các đề tài mang tính cắt khúc như hiện nay, Nhà nước cần có những đề tài, chương trình mang tính dài hơi để tập trung cho những sản phẩm mang tính quốc gia, sản phẩm vùng để sản phẩm có thể cạnh tranh được khi hội nhập”, ông Nguyễn Thanh Sơn khuyến nghị.
Các chuyên gia cũng nhận định, việc bảo tồn nguồn gen tốt sẽ là lợi thế của ngành chăn nuôi khi Việt Nam hội nhập, thậm chí các sản phẩm đặc sản hoàn toàn có thể xuất khẩu với giá cao. Theo TS. di truyền giống Trần Long, nếu muốn duy trì nguồn gen này phải xây dựng được hệ thống bảo tồn.
Cần có những trang trại lớn, giữ quỹ gen và cung cấp các sản phẩm cho người chăn nuôi. Điều này sẽ giúp nguồn gen quý không bị mai một sau mỗi một lần lai tạo.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 15/4/2014, tại Đà Nẵng, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ NN&PTNT cùng các bộ ngành Trung ương và các địa phương có biển tổ chức Hội nghị chuyên đề về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản. Hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.

Dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp mở rộng trại giống thủy sản tỉnh Vĩnh Long do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long làm chủ đầu tư với diện tích từ 6,8ha lên 18ha tại xã Tân Hội, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Ước tổng mức đầu tư là 70 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, được thực hiện trong 03 năm (2015 đến 2018).

Ngày 16-4-2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra. Quyết định quy định việc xử lý đối với các khoản nợ quá hạn và nợ đã được cơ cấu của khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và trả nợ tổ chức tín dụng (TCTD) đến ngày 31-12-2013.

Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 24,59% tổng giá trị xuất khẩu.

Bến Tre có tổng đàn bò phát triển khá lớn, trên 155.000 con. Chất lượng đàn bò ngày càng nâng lên, trọng lượng bò đực trên 700kg, tốc độ tăng trọng nhanh từ 650-850 g/ngày, tỷ lệ xẻ thịt cao từ 49%-51%. Công tác thụ tinh nhân tạo được người nuôi ngày càng quan tâm.