Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần đầu tư bài bản cho nghiên cứu giống vật nuôi

Cần đầu tư bài bản cho nghiên cứu giống vật nuôi
Ngày đăng: 18/09/2015

Trong 5 năm gần đây, Viện Chăn nuôi đã chuyển giao vào sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ có giá trị. Ước tính giá trị từ các sản phẩm khoa học công nghệ do Viện cung cấp bình quân hằng năm khoảng 11.000 - 12.000 tỷ đồng.

Đã có 134 nghiên cứu khoa học nổi bật và phần lớn đã được ứng dụng và chuyển giao vào thực tiễn sản xuất tại các vùng sinh thái trên cả nước. Viện Chăn nuôi cũng đã phối hợp với các đơn vị bảo tồn được 44 giống vật nuôi có nguy cơ truyệt chủng.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Khoa học công nghệ 2015 của Viện Chăn nuôi tổ chức ngày 16/9.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Viện có trên 50 tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được chuyển giao và sử dụng, trong đó, đáng chú ý có nhiều sản phẩm về giống gia cầm như giống gà thả vườn, vịt hay lợn năng suất cao, tinh bò đông lạnh… chiếm tỷ lệ cao trong cả nước.

Chẳng hạn như tinh bò đông lạnh, Viện hiện đang cung ứng được 65% thị phần cả nước, giống gà lông màu đang chiếm trên 30%, vịt giống chất lượng cao khoảng 45%...

Ngoài ra, các tiến bộ kỹ thuật về thức ăn, quy trình nuôi dưỡng cũng đã được chuyển giao trong sản xuất có hiệu quả. Viện đang ký hợp đồng với các doanh nghiệp như Tập đoàn DABACO, Công ty Thái Dương… để hỗ trợ phát triển các dòng sản phẩm đặc thù.

Tuy nhiên, công tác chuyển giao từ nghiên cứu đến thực tế vẫn còn gặp không ít khó khăn do cơ chế từ việc huy động tài sản như đất đai, thiết bị để đưa vào liên doanh, liên kết đến hạn chế về kinh phí đầu tư cho một sản phẩm được nghiên cứu đến cùng.

“Thay vì có các đề tài mang tính cắt khúc như hiện nay, Nhà nước cần có những đề tài, chương trình mang tính dài hơi để tập trung cho những sản phẩm mang tính quốc gia, sản phẩm vùng để sản phẩm có thể cạnh tranh được khi hội nhập”, ông Nguyễn Thanh Sơn khuyến nghị.

Các chuyên gia cũng nhận định, việc bảo tồn nguồn gen tốt sẽ là lợi thế của ngành chăn nuôi khi Việt Nam hội nhập, thậm chí các sản phẩm đặc sản hoàn toàn có thể xuất khẩu với giá cao. Theo TS. di truyền giống Trần Long, nếu muốn duy trì nguồn gen này phải xây dựng được hệ thống bảo tồn.

Cần có những trang trại lớn, giữ quỹ gen và cung cấp các sản phẩm cho người chăn nuôi. Điều này sẽ giúp nguồn gen quý không bị mai một sau mỗi một lần lai tạo.


Có thể bạn quan tâm

Công Bố Đường Dây Nóng Hỗ Trợ Ngư Dân Công Bố Đường Dây Nóng Hỗ Trợ Ngư Dân

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Bộ NN-PTNT mới đây đã công bố số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ ngư dân tại buổi tập huấn về tình hình Biển Đông hiện nay.

20/05/2014
Sản Lượng Thủy Sản Huyện Đảo Phú Quốc Đạt Hơn 40% Kế Hoạch Năm Sản Lượng Thủy Sản Huyện Đảo Phú Quốc Đạt Hơn 40% Kế Hoạch Năm

Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quốc cho biết: Thời tiết biển những tháng đầu năm nay khá thuận lợi cho ngư dân đánh bắt trên ngư trường. Huyện tập trung phát triển khai thác thủy sản theo hướng vươn ra khơi xa, gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

10/06/2014
Tiền Giang Gỡ Khó Cho Người Nuôi Tôm Và Cá Tra Tiền Giang Gỡ Khó Cho Người Nuôi Tôm Và Cá Tra

Người nuôi tôm, cá tra nếu gặp khó khăn thì được cơ cấu lại nợ, không bị thu lãi quá hạn, miễn giảm lãi vay… Điều này phần nào xuất phát từ thực tế là người nuôi tôm, cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.

10/06/2014
Năm 2014 Xuất Khẩu Tôm Sang EU Sẽ Tăng Mạnh Năm 2014 Xuất Khẩu Tôm Sang EU Sẽ Tăng Mạnh

QI/2014, XK tôm sang EU tăng mạnh với 98% so với cùng kỳ năm 2013 đạt 112 triệu USD, trong đó XK sang 5 thị trường đơn lẻ lớn nhất trong khối này gồm Đức, Bỉ, Pháp, Anh và Hà Lan đều tăng mạnh.

20/05/2014
Thương Hiệu Mật Ong Tiên Yên (Quảng Ninh) Thương Hiệu Mật Ong Tiên Yên (Quảng Ninh)

Tiên Yên (Quảng Ninh) có trên 35.000ha rừng và cây ăn quả tập trung, là tiềm năng, lợi thế để phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

20/05/2014