Cần Cù Tìm Hướng Làm Giàu

Bởi tính cần cù, biết tính toán và ham học hỏi, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất nên mô hình kinh tế đa canh của ông Lý Văn Mến, ấp Bà Hính, xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi cho thu nhập hơn 350 triệu đồng mỗi năm.
Mặc dù trong tay có 4 ha đất lại nằm ven tuyến sông Bảy Háp nên việc giữ ngọt trồng lúa, nuôi cá đồng; thực hiện mô hình đây cây, đa con bền vững sau khi chuyển dịch sang nuôi tôm là bài toán khó đối với ông Mến.
Tuy nhiên, không đầu hàng khó khăn, ông Mến chịu khó học hỏi và tìm hướng đi riêng. Khi tích luỹ được chút vốn, vợ chồng ông bắt đầu quy hoạch đất vườn, ao nuôi cá và diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp nuôi cua.
Đến nay, 4 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp nuôi cua và 0,5 ha đất vườn trồng đủ loại cây ăn trái kết hợp với rau màu đã mang lại thu nhập cao cho gia đình ông.
Ông Lý Văn Mến bộc bạch, mô hình sản xuất đa cây, đa con là hướng đi đúng cho người nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giàu trên mảnh đất của mình. Mô hình này cũng rất dễ thực hiện.
Phó Chủ tịch UBND xã Quách Phẩm Cao Tấn Nhanh nhận xét, thời gian qua, từ mô hình nuôi tôm - cua kết hợp của ông Lý Văn Mến mang lại hiệu quả kinh tế cao, UBND xã sẽ chỉ đạo các ngành, đoàn thể xã, ấp vận động nhân dân nhân rộng.
Đồng thời, kết hợp các ngành có liên quan tổ chức tập huấn, hội thảo, chuyển giao khoa học - kỹ thuật để bà con ứng dụng vào đồng ruộng, vuông tôm của mình. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn.
Nguồn thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, ông Mến năng động thành lập doanh nghiệp tư nhân bán cây gỗ miền Đông và bán tạp hoá tại chợ Bà Hính, xã Quách Phẩm để tăng thêm thu nhập cho gia đình, tạo nền tảng kinh tế vững chắc hơn.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Phạm Văn Hải, Ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phấn khởi nói: Vịt biển là giống vịt mới, rất thích nghi với vùng nuôi ven khu vực biển như ở Cầu Ngang. Đối với chăn nuôi vịt đòi hỏi phải đảm bảo nguồn nước trong quá trình phát triển của vịt, nếu như trước đây khi vào mùa khô thì nguồn nước ngọt trên các ao đìa không còn, vịt rất khó phát triển, do phần lớn là đất ngập mặn (ven biển).

Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất chăn nuôi nay sẽ có thêm cơ hội thành công nhờ nguồn vốn cho vay xây dựng chuồng trại từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank).

Người chăn nuôi heo lại lâm vào tình trạng “điêu đứng” do giá heo thịt giảm mạnh. Liên tục trong gần 2 tháng qua, giá heo thịt giảm từ 4,7 triệu đồng/tạ xuống còn 3,4 - 4 triệu đồng/tạ. Hiện nhiều hộ chăn nuôi heo “tiến thoái lưỡng nan”, bởi heo đến thời kỳ xuất chuồng gặp phải lúc giá quá thấp, bán thì lỗ mà giữ lại chờ giá lên thì tốn thêm nhiều chi phí.

Trước đây, các hộ gia đình nông dân ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) chăn nuôi bò theo quy mô nhỏ lẻ, mỗi hộ thường nuôi từ 1 đến 2 con. Những năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững nên được các hộ gia đình đầu tư để phát triển đàn bò trên quy mô lớn, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con, nhiều hộ có đàn bò lên đến trên 20 con.

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có tổng diện tích 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp và 94 ha vùng ngoại đê. Đối với diện tích vùng ngoại đê, UBND xã Hoằng Phụ chỉ đạo chủ ao đầm nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, đồng thời mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, vẹm, ngao...