Cần Cù Tìm Hướng Làm Giàu

Bởi tính cần cù, biết tính toán và ham học hỏi, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất nên mô hình kinh tế đa canh của ông Lý Văn Mến, ấp Bà Hính, xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi cho thu nhập hơn 350 triệu đồng mỗi năm.
Mặc dù trong tay có 4 ha đất lại nằm ven tuyến sông Bảy Háp nên việc giữ ngọt trồng lúa, nuôi cá đồng; thực hiện mô hình đây cây, đa con bền vững sau khi chuyển dịch sang nuôi tôm là bài toán khó đối với ông Mến.
Tuy nhiên, không đầu hàng khó khăn, ông Mến chịu khó học hỏi và tìm hướng đi riêng. Khi tích luỹ được chút vốn, vợ chồng ông bắt đầu quy hoạch đất vườn, ao nuôi cá và diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp nuôi cua.
Đến nay, 4 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp nuôi cua và 0,5 ha đất vườn trồng đủ loại cây ăn trái kết hợp với rau màu đã mang lại thu nhập cao cho gia đình ông.
Ông Lý Văn Mến bộc bạch, mô hình sản xuất đa cây, đa con là hướng đi đúng cho người nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giàu trên mảnh đất của mình. Mô hình này cũng rất dễ thực hiện.
Phó Chủ tịch UBND xã Quách Phẩm Cao Tấn Nhanh nhận xét, thời gian qua, từ mô hình nuôi tôm - cua kết hợp của ông Lý Văn Mến mang lại hiệu quả kinh tế cao, UBND xã sẽ chỉ đạo các ngành, đoàn thể xã, ấp vận động nhân dân nhân rộng.
Đồng thời, kết hợp các ngành có liên quan tổ chức tập huấn, hội thảo, chuyển giao khoa học - kỹ thuật để bà con ứng dụng vào đồng ruộng, vuông tôm của mình. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn.
Nguồn thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, ông Mến năng động thành lập doanh nghiệp tư nhân bán cây gỗ miền Đông và bán tạp hoá tại chợ Bà Hính, xã Quách Phẩm để tăng thêm thu nhập cho gia đình, tạo nền tảng kinh tế vững chắc hơn.
Có thể bạn quan tâm

Trong ngôi nhà mới xây, anh Thắng không giấu nổi niềm vui xen lẫn niềm tự hào bộc bạch: “Thực tế cuộc sống quá khó khăn nên vợ chồng mình bàn nhau nhận thầu toàn bộ đập Đồng Màu gần 30ha để nuôi thả cá kiếm thêm thu nhập. Ban đầu đồng nước hoang vu toàn lau sậy, nhiều người cũng nói vào nói ra nhưng được chính quyền địa phương, khu dân cư ủng hộ mình quyết tâm làm đến cùng”.

Anh Lê Thanh Học người dân tộc Mường ở xóm Múc, xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn bắt đầu nuôi giun quế từ tháng 2-2014. Sau khi anh cùng các hội viên Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng xã Tam Thanh đến thăm trang trại nuôi giun quế ở Đông Anh - Hà Nội thì anh mới biết tới nghề nuôi giun này.

Qua kiểm tra, đánh giá giai đoạn 2005-2010 thành phố Việt Trì đã khuyến khích khôi phục, phát triển lại; huyện Phù Ninh lập dự án trồng hồng không hạt Gia Thanh. Giai đoạn 2012-2015 UBND tỉnh phê duyệt dự án trồng mới 30 ha hồng không hạt trên địa bàn huyện Phù Ninh, đến nay đã trồng được 13 ha.

Vụ mì vừa qua bà Mai cùng một số hộ nông dân khác ở Nghĩa Điền sử dụng giống mì NA1 để trồng trên đất mì cũ. So với giống mì KM94 mà nhiều hộ dân trồng trước đó, giống mì NA1 mới này cho năng suất bình quân lên đến 40 tấn/ha. Bà Mai cho biết thêm, so với thu nhập 7 triệu đồng/vụ mì từ giống KM94 thì khi chuyển sang trồng mì NA1, vụ mì năm 2014 thu nhập lên đến 12 triệu đồng/ha.

Nhiều xã khi còn thuộc huyện Sơn Tịnh đã được phê duyệt về “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Tuy nhiên mọi nguồn vốn đầu tư... vẫn còn trên giấy, dẫn đến khối lượng công việc không thể thực hiện được, ứ lại, dồn qua năm sau. “Đến khi sáp nhập vào TP.Quảng Ngãi, cấp trên yêu cầu phải thực hiện lại Đề án trong khi số tiền thuê tư vấn thực hiện đề án của những năm trước vẫn còn nợ”, ông Văn Nguyên - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Thiện bày tỏ.