Cận cảnh tàu cá vỏ thép đầu tiên tại Bình Định trị giá hơn 17 tỷ đồng

Sau 128 ngày, tàu cá vỏ thép mang tên Hải Cảng 1 đã được công ty TNHH MTV đóng Tàu Cam Ranh (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) thi công hoàn thành và bàn giao cho ngư dân Nguyễn Việt Hằng (TP Quy Nhơn, Bình Định).
Sáng 27.8, UBND tỉnh Bình Định phối hợp cùng Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Ngân hàng BIDV Việt Nam chi nhánh Bình Định tổ chức Lễ bàn giao tàu cá vỏ thép mang tên Hải Cảng 1 (số hiệu BĐ 99009 TS) được đóng mới theo nghị định 67/NĐ-CP cho ngư dân Nguyễn Việt Hằng tại cảng cá TP Quy Nhơn, Bình Định.
Tàu Hải Cảng 1 có nhiều thông số hiện đại như chiều dài lớn nhất: 25m, chiều rộng toàn bộ 7,2m, chiều cao mạn 3,15m, mớn nước thiết kế 2,3m, máy chính Doosan: 880HP, tàu đạt tốc độ 12 hải lý/ giờ.
Tàu được thiết kế hoạt động được ở cấp sóng 8B, hoạt động 30 ngày đêm liên tục trên biển với số lượng 18 thuyền viên.
Tàu Hải Cảng 1 được đóng theo mẫu tàu đánh cá lưới vây vỏ thép khu vực miền Trung và Ngân hàng BIDV chi nhánh Bình Định tài trợ 95% tổng số vốn theo thể thức Hợp đồng tín dụng. Tàu có tổng số vốn đầu tư là 17,1 tỷ đồng (trong đó chi phí đóng tàu và máy móc thiết bị: 14,84 tỷ đồng, chi phí ngư lưới cụ: 3,17 tỷ đồng).
Đây là loại tàu cá vỏ thép, có kết cấu hàn, hệ thống lực diesel lai chân vịt bước cố định. Thép vỏ tàu được đóng là thép Hàn Quốc, áp dụng quy trình sơn tàu biển quốc tế của Hãng Chuguku (Nhật Bản), hệ trục bằng thép không rỉ SUS 316.
Trên tàu được trang bị hệ thống lái thủy lực, đầy đủ hệ thống nghi khí hàng hải, cứu sinh, cứu hỏa…
Hệ thống đánh bắt hiện đại: 2 máy phát điện chuyên dùng cho tàu thủy (613 Kva và 250 Kva), máy dò ngang FURUNO CSH-8L, hệ thống đèn đánh bắt Unilam Hàn Quốc, 1 hệ thống đèn gom/ dụ cá dưới nước và hệ thống tời kéo lưới điện thủy lực 2 cấp, giảm thiểu nhân công lao động, tăng năng suất khai thác.
Cá được bảo quản bằng phương pháp ướp đá lạnh trong khoang cách nhiệt bằng PU, bọc inox SUS 304, tàu được trang bị 3 hầm bảo ôn hoạt động độc lập với nhiệt độ bảo quản là -5 độ C.
Với tàu Hải Cảng 1, ngư dân Nguyễn Việt Hằng hy vọng khi vươn khơi đánh bắt tại ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa sẽ được nhiều hải sản, làm giàu cho quê hương Bình Định và góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phước Sơn, nhiều hộ dân đã cải tạo đất vườn đồi để trồng các giống cây ăn quả mới dẫn nhập cho hiệu quả kinh tế cao.

4 năm qua, mô hình trồng ngò gai ở xã Phụng Hiệp (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao góp phần xóa đói giảm nghèo và đang được nhân rộng. Toàn xã có trên 400 hộ dân SX 27 ha ngò gai. Bình quân 1.000 m2 ngò gai thu lãi từ 40 - 50 triệu đ/năm.

Có thể nói tình hình nuôi trồng thủy sản năm nay ổn định và không phát sinh dịch bệnh, tuy nhiên sản lượng giảm so với năm 2013 vì phần lớn bà con thả giống chậm so với lịch thời vụ, thời tiết xấu, cùng với chất lượng giống không đảm bảo nên tỷ lệ hao hụt cao.

Chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển, đặc biệt là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định đối với các cơ sở nuôi trồng, khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến, kinh doanh thủy sản.

Khoai mì tuột giá, nông dân lại lo lắng. Vụ mì năm trước có giá khá cao nên nhiều người không ngần ngại tăng vốn đầu tư, thuê thêm đất để trồng mì. Nhưng hiện tại, người trồng mì đang “mất ăn mất ngủ” vì giá mì xuống thấp, nguy cơ lỗ vốn đã hiện ra trước mắt.