Cần áp dụng kỹ thuật canh tác mới để nâng cao hiệu quả sản xuất
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT khảo sát mô hình nuôi tôm công nghiệp lót bạt, vèo tại huyện Phú Tân và mô hình nuôi mật độ cao ở huyện Cái Nước.
Tại huyện Phú Tân, hộ ông Huỳnh Thái Hoàng, ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân, nuôi tôm lót bạt chuyển ao.
Mô hình thực hiện gồm 2 ao nuôi trên diện tích 3.000m2, 1 ao vèo 500m2, 1 ao lắng, 1 ao xử lý và 1 ao cấp nước cho ao nuôi với tổng diện tích 11.000m2. Sau 3 tháng 18 ngày, tôm đạt kích cỡ 28 con/kg, tổng thu 13,7 tấn, tương đương 1,8 tỷ đồng, tổng chi phí đầu tư 700 triệu đồng, lãi 1,1 tỷ đồng.
Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải kiểm tra mô hình nuôi tôm công nghiệp có lót bạt đạt hiệu quả cao tại hộ ông Huỳnh Thái Hoàng, ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân, năng suất 43 tấn/ha
Mô hình hiệu quả cao là nhờ hộ nuôi thực hiện quản lý tốt môi trường ao nuôi như: độ mặn, pH, ô-xy hoà tan, khí độc, nhiệt độ, độ kiềm... kiểm tra mỗi ngày 3 lần.
Khi có sự thay đổi các chỉ số kỹ thuật thì xử lý bổ sung ngay vào thời điểm phát hiện theo khuyến cáo của kỹ sư Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam hướng dẫn. Theo đó, định kỳ t
ay nước và xi-phông ao nuôi mỗi ngày, giúp môi trường ao nuôi ổn định, tôm phát triển tốt.
Tại huyện Cái Nước, đoàn đến kiểm tra mô hình nuôi tôm công nghiệp mật độ cao 200 con/m2 theo công nghệ của Công ty Việt - Úc Bạc Liêu ở hộ ông Lâm Thành Kính, ấp Hoà Trung, xã Lương Thế Trân.
Với diện tích ao nuôi 200m2, ông Kính thả 40.000 con giống, đến nay tôm phát triển tốt. Ðây là mô hình được Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty Việt - Úc Bạc Liêu thực hiện nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân ít đất sản xuất.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đánh giá cao hiệu quả của các mô hình này.
Do diện tích ao nhỏ nên ao nuôi dễ quản lý so với loại hình nuôi ao đất luôn bị ô nhiễm, khó kiểm soát như hiện nay. Nếu các mô hình này chứng minh tính hiệu quả vượt trội thì các ngành chuyên môn liên quan cần tổ chức nhân rộng để nâng cao hiệu quả sản xuất của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, nhân rộng giống cá đặc sản trên địa bàn, gần đây tỉnh ta đã đầu tư nhiều chương trình dự án nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân..

Có những lúc tưởng chừng đang đi bên bờ vực thẳm, vậy mà cựu chiến binh Nguyễn Trung Thành đã vượt qua. Giờ đây anh là ông chủ của một trang trại rộng gần 6 mẫu với thu nhập gần 500 triệu đồng/năm.

Vụ mùa năm nay, huyện Sơn Dương gieo cấy hơn 6.200 ha lúa. Ngay từ đầu vụ huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện làm đất đảm bảo nước tưới tiêu, cung ứng giống... đến nay hầu hết diện tích gieo cấy đang hồi xanh đẻ nhánh, phát triển tốt..

Rời làng nuôi tôm hùm Xuân Tự 1, 2, xã Vạn Hưng (Vạn Ninh, Khánh Hoà), tôi tìm đến phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng. Tại đây, rất dễ bắt gặp những giọt nước mắt người nuôi tôm.

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.