Cam Sành Tại Vườn Ở Vĩnh Long Giá Thấp

Một số chủ vườn trồng cam sành tại xã Nhơn Bình, Trà Côn (Trà Ôn - Vĩnh Long) vừa cân bán cam tại vườn cho biết, so với hồi tháng 5 thì hiện nay đang là mùa thuận, thương lái đến vườn thu mua giá cam ở mức giá khá thấp.
Nếu bán xô (trái nhỏ, lớn đều cân) khoảng 8.000 đ/kg, cam lựa loại 1 chỉ 11.000 - 12.000 đ/kg, cam nước 3.000 đ/kg. Theo các hộ trồng cam, vào đầu vụ giá từ 25.000 - 30.000 đ/kg, giá giữ mức cao kéo dài 3 tháng, sau đó vào mùa thu hoạch rộ giá giảm dần.
Trong khi đó, giá bán tại các sạp trái cây ở TP Vĩnh Long khá chênh lệch. Cam sành loại nhất 40.000 - 50.000 đ/kg, nhì 25.000 - 30.000 đ/kg, cam uống nước 10.000 - 15.000 đ/kg, cam nước 10.000 đ/3 kg.
Tuy vào mùa giá thấp, nhưng cam vẫn là loại cây trồng có mức giá ổn định nhất so với các lại cây ăn trái khác.
Có thể bạn quan tâm

Số vải thiều chín muộn còn lại tập trung nhiều ở các xã Tân Sơn, Biên Sơn, Giáp Sơn… đang được người dân tiêu thụ thuận lợi với giá bán dao động từ 15 – 22 ngàn đ/kg. Dự kiến đến ngày 15/7, nhân dân trên địa bàn huyện sẽ thu hoạch xong vụ vải thiều năm 2014.

Đan xen màu xanh bạt ngàn của cà phê, rau thương phẩm là đủ màu sắc của những vườn Cẩm tú cầu, đó là bức tranh trù phú của xã Nam Hà, huyện Lâm Hà. Nơi mà cây hoa Cẩm tú cầu đã bén rễ và khoe sắc thắm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

NAFIQAD cho biết, đã yêu cầu các Chi cục, cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát danh sách các cơ sở thu mua, sơ chế nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên địa bàn để tổ chức kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP theo đúng quy định; tập trung vào các cơ sở cung cấp cho DN chế biến XK. Các đơn vị nhanh chóng hướng dẫn cơ sở khắc phục các sai lỗi (nếu có).

Nằm ở khu vực đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Preyveng - Campuchia, từ nhiều năm qua, chợ Hồng Ngự giao thương mua bán, trao đổi hàng hóa qua lại nhộn nhịp, đặc biệt hàng hóa nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng...

Cùng đồng lòng xây dựng HTX Lộc Phát ở xã Phú Hội, Đức Trọng, hơn chục hộ nông dân đã tạo nên một chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ 2 sản phẩm chủ lực là nấm bào ngư và xà lách xoong. Vượt qua những khó khăn ban đầu, Lộc Phát đang trên đường cải thiện thu nhập cho từng hộ gia đình thành viên.