Cam Đầu Mùa Được Giá

Những năm gần đây, cây cam đã mang lại nguồn thu lớn, góp phần nâng cao đời sống của người dân huyện Cao Phong (Hòa Bình).
Năm nay, từ trung tuần tháng 10, khi những cây cam lòng vàng (CS1) cho thu hoạch rộ, thương lái đã thu mua với giá cao hơn mọi năm, hứa hẹn thêm một “mùa vàng” đang đến với đồng bào các dân tộc nơi đây…
Vừa nhanh tay cắt những trái cam đầu mùa bắt đầu chín, anh Nguyễn Đức Huy ở khu 4, thị trấn Cao Phong phấn khởi: "Gia đình tôi có 6 ha cam, trong đó 2 ha đang cho thu hoạch. Năm ngoái sau khi trừ chi phí, gia đình thu về trên 1,2 tỷ đồng.
Năm nay, giá cam đầu mùa tăng, thương lái xem cam và trả giá 24.000đ/kg tại vườn nên tôi đã làm hợp đồng bán ngay từ đầu vụ". Cũng theo anh Huy, so với năm trước, cam lòng vàng năm nay được mùa hơn các giống cam khác như cam Canh, cam Xã Đoài, Cam V2…
Nằm sát với khu đồi cam của gia đình anh Huy là vườn cam của ông Nguyễn Văn Tiến, tiểu khu 5, thị trấn Cao Phong. Với 5 ha cam, trong đó 2,5 ha đã cho thu hoạch rộ, vườn cam của gia đình ông Tiến năm nay sai quả hơn hẳn mọi năm. Khác với anh Huy, ông Tiến chưa muốn bán vì theo kinh nghiệm nhiều năm trồng cam, ông hy vọng giá cam năm nay có nhiều khả năng vẫn còn tiếp tục tăng thêm.
Theo quan sát của chúng tôi, dọc theo hai bên đường Quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Cao Phong, cam đầu mùa đã được bày bán khá nhiều. Qua tìm hiểu, năm 2013, thu nhập từ cây cam đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của Cao Phong với 50 hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng, hơn 200 hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng… Đến nay, diện tích cam các loại của huyện Cao Phong đã lên tới trên 1.200 ha, dự tính sản lượng ước đạt 16.500 tấn…
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, tuần qua, giá tôm sú nguyên liệu cỡ 20 con/kg tại Cà Mau tăng thêm 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có khoảng hơn 300 điểm chăn thả ong mật, mỗi điểm có hơn 300 thùng chứa với hàng chục nghìn đàn ong trú ngụ và toả đi hút mật. Ông Lê Triển, Phó Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng cho biết, ở Hải Lăng có gần 50 điểm chăn thả ong mật với khoảng 3.000 đàn ong. Các chủ ong phần lớn ở các tỉnh phía Nam như: Đồng Nai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Long An...

Nếu như vụ nghêu 2011 có hàng trăm hộ nuôi rơi vào cảnh lỗ nặng do dịch bệnh xảy ra trên diện rộng thì sang năm 2012 bà con ai cũng thở phào nhẹ nhỏm vì nghêu đang phát triển tốt. Hiện nghêu thương phẩm có giá bán khá cao, năng suất tăng hứa hẹn cho một vụ mùa bội thu.

Ấp Phú Đông Thượng, xã Bình Khánh Đông (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) nằm cặp theo sông Vàm Cái Quao và sông Hàm Luông. Toàn ấp có khoảng 110ha đất tự nhiên, trong đó có 96ha đất sản xuất nông nghiệp. Ấp có 332 hộ, với 1.156 nhân khẩu, đa số sống bằng nghề nông, chủ yếu trồng cây dừa kết hợp chăn nuôi. Toàn ấp hiện có 25% hộ khá giàu, 60% hộ trung bình và hộ nghèo chiếm 12%. Đặc biệt, ấp có Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm càng xanh trên diện tích 196ha mặt nước rất hiệu quả.

Ông Lê Văn Hoàng, ở ấp Phú Long A - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre), có kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn gần 4 năm nay. Trước đây, với ý định nuôi gà ta nhỏ lẻ để bán cho bà con trong xóm nên ông chỉ nuôi trên 30 con. Thấy có hiệu quả kinh tế, ông bắt đầu tăng số gà nuôi.