Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cam Đầu Mùa Được Giá

Cam Đầu Mùa Được Giá
Ngày đăng: 28/10/2014

Những năm gần đây, cây cam đã mang lại nguồn thu lớn, góp phần nâng cao đời sống của người dân huyện Cao Phong (Hòa Bình).

Năm nay, từ trung tuần tháng 10, khi những cây cam lòng vàng (CS1) cho thu hoạch rộ, thương lái đã thu mua với giá cao hơn mọi năm, hứa hẹn thêm một “mùa vàng” đang đến với đồng bào các dân tộc nơi đây…

Vừa nhanh tay cắt những trái cam đầu mùa bắt đầu chín, anh Nguyễn Đức Huy ở khu 4, thị trấn Cao Phong phấn khởi: "Gia đình tôi có 6 ha cam, trong đó 2 ha đang cho thu hoạch. Năm ngoái sau khi trừ chi phí, gia đình thu về trên 1,2 tỷ đồng.

Năm nay, giá cam đầu mùa tăng, thương lái xem cam và trả giá 24.000đ/kg tại vườn nên tôi đã làm hợp đồng bán ngay từ đầu vụ". Cũng theo anh Huy, so với năm trước, cam lòng vàng năm nay được mùa hơn các giống cam khác như cam Canh, cam Xã Đoài, Cam V2…

Nằm sát với khu đồi cam của gia đình anh Huy là vườn cam của ông Nguyễn Văn Tiến, tiểu khu 5, thị trấn Cao Phong. Với 5 ha cam, trong đó 2,5 ha đã cho thu hoạch rộ, vườn cam của gia đình ông Tiến năm nay sai quả hơn hẳn mọi năm. Khác với anh Huy, ông Tiến chưa muốn bán vì theo kinh nghiệm nhiều năm trồng cam, ông hy vọng giá cam năm nay có nhiều khả năng vẫn còn tiếp tục tăng thêm.

Theo quan sát của chúng tôi, dọc theo hai bên đường Quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Cao Phong, cam đầu mùa đã được bày bán khá nhiều. Qua tìm hiểu, năm 2013, thu nhập từ cây cam đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của Cao Phong với 50 hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng, hơn 200 hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng… Đến nay, diện tích cam các loại của huyện Cao Phong đã lên tới trên 1.200 ha, dự tính sản lượng ước đạt 16.500 tấn…


Có thể bạn quan tâm

Nuôi ong mật Ý Nuôi ong mật Ý

Nắm bắt cơ hội, mạnh dạn chuyển đổi, ông Đặng Văn Thể (Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã từ bỏ hơn 300 thùng ong mật nội chuyển hướng sang nuôi ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần.

11/05/2015
Lấp Vò (Đồng Tháp) phát triển mạnh vườn dừa Lấp Vò (Đồng Tháp) phát triển mạnh vườn dừa

Thông qua sinh hoạt, Hội Nông dân huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi vườn tạp để trồng những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xoài, cam, dừa, sơ ri là những loại cây mà địa phương này hướng đến. Trong đó, dừa được xem là loại cây trồng có giá trị và phát triển tốt.

11/05/2015
Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi vịt trời Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi vịt trời

Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Văn Chiển, xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng - Nam Định) là một nông dân dám nghĩ, dám làm đã tập trung vốn, xây dựng trang trại chăn nuôi vịt đẻ, vịt thịt trên diện tích hơn 5.000m2. Năm 2014, anh đã nuôi thành công đàn vịt trời trên 3.000 con, cho thu nhập khá.

11/05/2015
Khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học Khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học

Hiện nay, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng đệm lót sinh thái được nông dân các địa phương tích cực thực hiện, nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo vệ sinh, môi trường.

11/05/2015
Tỷ phú lươn giống Tỷ phú lươn giống

Mỗi tháng xuất ra thị trường 200.000 con lươn giống, với giá từ 3.000 – 3.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí, anh Nguyễn Thanh Hải (ngụ ấp Phú An II, xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) thu lãi trên 200 triệu đồng/tháng nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi lươn giống và lươn thương phẩm không bùn…

11/05/2015