Cấm Chăn Nuôi Nếu Sử Dụng Chất Cấm

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đang hoàn tất văn bản đề nghị tỉnh, trung ương có biện pháp mạnh hơn như tăng mức xử phạt với những hộ, cơ sơ chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại cố tình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Chiều 11.7, ông Nguyễn Kim Đoán-Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết: Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người chăn nuôi và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, hiệp hội đang hoàn tất văn bản đề nghị tỉnh, trung ương có biện pháp mạnh hơn như tăng mức xử phạt với những hộ, cơ sơ chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại cố tình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Hiệp hội đề xuất, nếu phát hiện hộ, cơ sở, trang trại chăn nuôi sử dụng chất cấm lần đầu thì xử phạt đến 30 triệu đồng, vi phạm lần 2, mức xử phạt tăng lên 50 triệu đồng và nếu vi phạm đến lần 3 thì buộc phải ngừng chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ các nhà vườn trồng sầu riêng của các xã như: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung... từ đầu tháng 11-2014 đến nay, nhiều thương lái tìm đến tận vườn đặt cọc, thu mua sầu riêng với giá trên dưới 90.000 đồng/kg đối với sầu riêng Ri-6 và Mong thong loại đẹp; loại xấu hơn cũng có giá bán từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.

Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) tại hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) vào ngày 12-11, tại TP.HCM. Chương trình nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo thông báo, Công ty mía đường Trà Vinh sẽ mua mía nguyên liệu trồng tại Trà Vinh với giá 875.000 đồng/tấn mía sạch, đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.