Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cám Cảnh Cá Ngừ Phú Yên

Cám Cảnh Cá Ngừ Phú Yên
Ngày đăng: 19/08/2014

Phú Yên từng được xem là cái nôi của nghề khai thác cá ngừ đại dương nhưng nhiều ngư dân đã phải chuyển sang công việc khác, trong khi ở Bình Định, nghề này đang được địa phương hỗ trợ mạnh

Trong cuộc làm việc mới đây tại Phú Yên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã yêu cầu lãnh đạo tỉnh xem lại việc sản lượng cá ngừ đại dương liên tục giảm. Trong khi đó, tại địa phương, nhiều cử tri đề nghị tỉnh có những giải pháp thiết thực giúp ngư dân khai thác cá ngừ đại dương.

Nhiều ngư dân chuyển nghề

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Phú Yên, địa phương hiện có hơn 1.000 tàu công suất từ 90 CV trở lên khai thác hải sản xa bờ, phần lớn là câu cá ngừ đại dương. Năm 2012, sản lượng cá ngừ đại dương khai thác được ở Phú Yên là 6.050 tấn. Sang năm 2013, con số này chỉ còn trên 4.500 tấn. Mùa khai thác cá ngừ đại dương năm 2014 đã vào cuối vụ nhưng sản lượng khai thác cũng chỉ trên 3.200 tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.

Về việc sản lượng cá ngừ đại dương của Phú Yên giảm mạnh, UBND tỉnh cho rằng nguyên nhân là do tàu cá của ngư dân công suất nhỏ; trang thiết bị và công nghệ khai thác, bảo quản lạc hậu; chưa hình thành chuỗi sản xuất. Phần lớn tàu cá Phú Yên chỉ khai thác cá ngừ đại dương. Trong khi đó, ở các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, lúc hết mùa vụ, ngư dân chuyển sang khai thác cá ngừ vằn nên hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, thị trường cá ngừ đại dương bấp bênh, chưa gắn kết sản xuất với thu mua.

Tuy nhiên, theo nhiều ngư dân, nguyên nhân chính khiến sản lượng cá ngừ đại dương ở Phú Yên giảm liên tục là do đầu ra chưa bền vững. Cách đây 3 tháng, khi vào chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, ông Lương Công Xuyên (phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, chủ tàu PY-90144 TS) đột nhiên chuyển sang nghề lưới rút mực. “Giá cá ngừ đại dương thấp lè tè, lại lệ thuộc tư thương nên 3 chuyến gần đây của tôi đều bị lỗ. Bám vào nghề này chỉ có bán nhà nên phải chuyển đổi thôi” - ông Xuyên tâm sự.

Hai năm gần đây, giá cá ngừ đại dương luôn ở mức thấp, 140.000 đồng/kg cá loại 1, cá ngừ câu tay kết hợp ánh sáng chỉ còn 75.000 đồng/kg. Theo ngư dân, với giá này, nếu chuyến biển kéo dài 1 tháng, khai thác được 1 tấn cá thì lỗ.

Vì vậy, mới đây, tàu câu cá ngừ đại dương PY-96392 TS của ngư dân Trần Thịnh (phường 6, TP Tuy Hòa) phải chuyển sang nghề lưới cá chuồn. “Không chỉ tôi mà nhiều người cũng phải chuyển nghề để kiếm sống chứ khó trụ với việc câu cá ngừ đại dương lắm” - ông Thịnh nói.

Loay hoay tìm đầu ra

Cả ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương đều hiểu với công nghệ khai thác, bảo quản theo truyền thống như hiện nay thì giá cá ngừ đại dương không thể cao vì chất lượng thấp. Để giải quyết đầu ra cho cá ngừ đại dương, phải thay đổi hàng loạt, từ công nghệ khai thác, bảo quản đến cả sự ràng buộc trong thu mua. Thế nhưng đến nay, Phú Yên vẫn cứ loay hoay tìm lối ra.

Trong khi đó, không như Phú Yên, đích thân chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã nhiều lần sang Nhật, đến tận các chợ cá, lên tàu ra ngư trường để mục sở thị công nghệ khai thác của họ. Sau đó, Bình Định liên doanh với doanh nghiệp Nhật để khai thác, bảo quản, thu mua. Đồng thời, tỉnh đầu tư 1,5 tỉ đồng để thí điểm thay đổi công nghệ đánh bắt cho ngư dân nhằm nâng giá trị cho cá ngừ đại dương.

Ông Phan Thuẫn - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6, TP Tuy Hòa - cho rằng mức độ đầu tư, hỗ trợ cho nghề câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên chẳng được bao nhiêu so với các tỉnh khác.

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Phú Yên mới đây, những giải pháp mà ông Lê Văn Trúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đề cập chủ yếu cũng chỉ kêu gọi thay đổi nhận thức của ngư dân trong sản xuất, bảo quản và thực hiện đề án sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị của Bộ NN-PTNT.

“Tất nhiên Phú Yên sẽ làm nhưng vẫn chưa được như Bình Định. Bình Định làm rầm rộ là nhờ chính quyền ở đó rất quan tâm đến nghề cá, lại được ngân hàng hỗ trợ” - ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, phân tích.

Ông Trần Ngọc Nhạn, Chi cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Phú Yên, cho rằng việc phát triển nghề câu cá ngừ đại dương phụ thuộc vào chính quyền. “Bình Định đưa đoàn sang Nhật tìm hiểu, liên kết làm ăn, trong khi Phú Yên thì tài chính khó khăn, đâu thể làm như thế được” - ông Nhạn giải thích.


Có thể bạn quan tâm

Sâu bệnh trên cây cà phê có chiều hướng gia tăng Sâu bệnh trên cây cà phê có chiều hướng gia tăng

Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật miền Trung – Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay các địa phương trong vùng có trên 90.578 ha cà phê bị nhiễm sâu bệnh, cao gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2014.

08/11/2015
Giá mía tăng cao nhất trong 3 năm qua Giá mía tăng cao nhất trong 3 năm qua

Nông dân trồng mía tại ĐBSCL đang rất phấn khởi do thu hoạch mía bán được giá cao hơn từ 200 - 300 đồng/kg so với hồi đầu vụ ép mía 2015 - 2016 (thời điểm tháng 9-2015) và tăng hơn bình quân khoảng 400 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

08/11/2015
Hơn 9.600ha hồ tiêu nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm Hơn 9.600ha hồ tiêu nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm

Ngày 4-11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị công tác bảo vệ thực vật miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.

08/11/2015
Người trồng trà Phú Hội nổi tiếng Người trồng trà Phú Hội nổi tiếng

Một trong những đặc sản nổi tiếng của Đồng Nai là trà Phú Hội. Trà trồng trên vùng đất thuộc xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) dù nấu lá uống tươi hay uống trà đã sao, phơi khô cũng đều thơm ngon, đậm đà hơn hẳn trà ở nơi khác.

08/11/2015
Mô hình trồng cây ca cao xen cây dừa đạt hiệu quả kinh tế cao Mô hình trồng cây ca cao xen cây dừa đạt hiệu quả kinh tế cao

Thời gian qua, xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động như: Nuôi gà công nghiệp, bò sữa, trồng rau màu, ổi không hạt, chanh bông tím...

08/11/2015