Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cấm Bẫy Tôm Hùm Tại Một Số Vùng Biển Phan Thiết

Cấm Bẫy Tôm Hùm Tại Một Số Vùng Biển Phan Thiết
Ngày đăng: 12/06/2013

Các cơ quan chức năng thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã tích cực triển khai thực hiện việc tháo dỡ bẫy tôm hùm con, nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn hàng ngàn bẫy đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi việc thực hiện Chỉ thị số 01 của UBND tỉnh Bình Thuận vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Bẫy tôm hùm con là nghề tự phát ở vùng biển Phan Thiết, mang lại thu nhập tương đối cao cho một bộ phận ngư dân (bình quân mỗi ngày khoảng 1 triệu đồng). Không chỉ vậy nghề này còn là nguồn cung cấp giống cho một số trại nuôi tôm hùm thịt của tỉnh, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bẫy tôm hùm con tập trung chủ yếu tại các vùng biển Mũi Né, Hàm Tiến, Phú Hài, Thanh Hải, Đồi Dương - Thương Chánh, Đức Long, Tiến Thành.

Khi nghề này ngày càng nở rộ, thì cũng là lúc phát sinh nhiều hệ lụy như mâu thuẫn, tranh chấp gây mất an ninh trật tự trên biển. Làm cản trở các thuyền nghề khác ra vào đánh bắt hải sản và ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch tắm biển, các loại hình giải trí, thể thao trên biển như thuyền buồm, lướt ván, chạy ca nô… Trong khi đó, với công nghệ hiện nay tôm hùm rất hiếm sinh sản trong môi trường nuôi trồng, vì vậy tôm hùm giống vẫn phải khai thác từ tự nhiên, nên nếu khai thác quá mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản của loại hải sản có giá trị kinh tế cao này.

Vì vậy, để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của các hộ dân hoạt động nghề khai thác tôm hùm con và việc bảo vệ nguồn lợi tôm hùm tự nhiên, đồng thời đảm bảo môi trường cho các hoạt động du lịch thể thao và an ninh trật tự, an toàn giao thông trên vùng biển Phan Thiết, UBND thành phố Phan Thiết đã chỉ đạo ngành chức năng cùng các địa phương tổ chức nhiều lớp tuyên truyền về chủ trương Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND của UBND tỉnh để tất cả các hộ dân hoạt động nghề này hiểu và tự tháo dỡ bẫy. Sau đó, đã thành lập Tổ kiểm tra liên ngành đi kiểm tra và xử lý tại các khu vực biển Đồi Dương, Phú Hài, Thanh Hải, Hàm Tiến. Trong đợt đầu ra quân, đã tháo dỡ 1.915 bẫy tôm hùm con, giao cho các phường xử lý.

Tuy nhiên, hiện nay công tác kiểm tra, xử lý tháo dỡ bẫy tôm hùm tại vùng biển Phan Thiết gặp không ít khó khăn. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại một số bãi biển như Mũi Né, Tiến Thành số lượng bẫy vẫn còn khá dày, dù đã được tháo dỡ. Còn tại khu vực Đồi Dương, để đối phó với lực lượng kiểm tra, một số ngư dân đã ngụy trang lưới rất tinh vi, như làm phao bẫy chìm xuống dưới mặt nước khoảng 1m để lực lượng chức năng không phát hiện được.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Thanh Tiến - Phó trưởng Phòng Kinh tế TP. Phan Thiết, Tổ trưởng Tổ kiểm tra cho biết, thời gian vừa qua do gặp khó khăn về kinh phí nên chúng tôi mới chỉ thực hiện việc kiểm tra, xử lý ở một số khu vực. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức thêm các đợt kiểm tra ở những khu vực còn lại để xử lý triệt để vấn đề này.

Ngoài việc thực hiện Chỉ thị số 01 của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết cũng đã ban hành quyết định về khu vực cấm nghề bẫy tôm hùm con trên một số vùng biển tại các phường Mũi Né, Hàm Tiến, Phú Hài, Hưng Long và xã Tiến Thành.

Theo Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 25/12/2012 của UBND tỉnh về quản lý nghề bẫy bắt tôm hùm con tại vùng biển Bình Thuận thì từ 1/3 đến 30/9 hằng năm, ngư dân phải tháo dỡ toàn bộ ngư cụ dùng để bẫy tôm hùm con đã giăng mắc cố định trong thời gian được phép đánh bắt. Cấm nghề bẫy tôm hùm con hoạt động tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm phục vụ cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và tại các luồng tuyến giao thông mà các loại tàu thuyền thường xuyên qua lại.


Có thể bạn quan tâm

Tiêu Trúng Giá, Cà Phê - Điều Trầm Lắng Tiêu Trúng Giá, Cà Phê - Điều Trầm Lắng

Quý I/2012 trôi qua với đầy sóng gió cho hàng loạt mặt hàng nông sản XK của nước ta, đặc biệt là mặt hàng điều và cà phê. Duy nhất chỉ hồ tiêu vẫn giữ được “phong độ” khi giá bán ngay từ đầu niên vụ mới 2012 đã cao gấp 30% so với cùng kỳ và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại…

02/05/2012
Ương Giống Cá Tra Ương Giống Cá Tra

Trong khi nhiều nông dân khốn đốn với các loại cá da trơn xuất khẩu, thì ở ấp Đông Phước, xã Đông Bình, Huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, hàng chục hộ dân lại ăn nên làm ra khi chọn mô hình ương cá tra giống.

03/05/2012
Đánh Thức Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Bình Thuận Đánh Thức Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Bình Thuận

Huyện Phú Quý (Bình Thuận) không những được thiên nhiên ban tặng là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn, đa dạng và phong phú mà còn là nơi có tiềm năng nuôi trồng thủy sản như khu vực Lạch Dù, Mộ Thầy. Chỉ tính hai nơi này diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản trên 5 ha.

08/05/2012
Nghề Nuôi Rắn Xuất Khẩu Thu Lợi Nhuận Lớn Ở Phú Thọ Nghề Nuôi Rắn Xuất Khẩu Thu Lợi Nhuận Lớn Ở Phú Thọ

Nghề nuôi rắn ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) mới xuất hiện vài năm gần đây nhưng đã phát triển mạnh và sản phẩm rắn đã xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực châu Á, đem lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho người dân.

11/05/2012
Người Chăn Nuôi Như Ngồi Chảo Lửa Người Chăn Nuôi Như Ngồi Chảo Lửa

Tỉnh Đồng Nai, nơi được coi là “vương quốc heo” đang điêu đứng vì giá heo liên tục tụt dốc, từ 52.000 đ/kg nay chỉ còn 42.000 đ/kg. Điều đáng nói, trong khi nhiều mặt hàng như lúa gạo, cá ba sa, cá tra khi giá rớt “đáy” Chính phủ đều có gói giải pháp để cứu, nhưng con heo thì chẳng thấy ai quan tâm.

11/05/2012