Cải Xoong: Thực Phẩm Thanh Nhiệt Hiệu Quả

Không phải ai cũng thấy ngon miệng với mùi vị đặc trưng của xà lách xoong. Tuy vậy, xà lách xoong là loại rau luôn nằm trong top đầu nhóm thực phẩm thanh nhiệt.
Cải xoong hay xà lách xoong, là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh thuộc họ rau cải, có vị hăng cay nhẹ. Tương truyền khi đi tìm nơi để xây dựng khu chữa bệnh, Hippocrates (ông tổ ngành y) đã chọn nơi mọc đầy những cọng cải xoong xanh tươi, bởi đó là loại thuốc chữa được nhiều bệnh nhất, dễ trồng nhất.
Cải xoong giàu beta-carotene, vitamin B1, vitamin B6 và những vitamin tan trong dầu như vitamin E, vitamin K. Cải xoong cũng chứa một hàm lượng cao các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như iodine, sắt, calcium, magnesium, kẽm... Đặc biệt, cải xoong có một thành phần vô cùng quý giá trong việc kháng viêm, chống dị ứng, ngăn ngừa lão hóa, đó là hợp chất quercetin.
Cải xoong không những ăn ngon miệng mà còn có tác dụng tẩy độc, lợi tiểu. Cải xoong cũng có tác dụng thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Món rau cải xoong nấu với cá tươi vừa ngon, mát, có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, lại vừa cầm máu, chữa bệnh phổi.
Rau cải xoong có thể kết hợp được nhiều loại thực phẩm khác nhau, từ các loại thịt đến các loại hải sản. Bạn cũng có thể đa dạng trong khâu chế biến như ăn sống, làm gỏi, nhúng lẩu, luộc hay nấu canh... Một mách nhỏ quan trọng cho việc chế biến cải xoong là không nên nấu ở nhiệt độ quá cao, nếu không dưỡng chất trong cải xoong sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Những ngày mùa hè, tô cảnh cải xoong thịt bò không những giải đi cái nắng, cái nóng của thời tiết mà còn rất hiệu nghiệm với những người mắc bệnh nhiệt lợi, lưỡi, môi, trong khoang mũi có mụn nhọt...
Người bị giun sán ngại uống thuốc hay bị dị ứng với thuốc có thể thay bằng một bát nước ép cải xoong. Loại nước ép rau này cũng có tác dụng tốt với các bệnh đờm ở phổi, viêm phế quản, ho dài ngày...
Với những người bị sạn mật hay sỏi thận, dùng cải xoong phơi khô, sắc nước uống liên tục sẽ giúp giảm đau. Thực đơn canh cải xoong, phổi heo vào buổi sáng, gỏi cải xoong với thịt bò vào buổi chiều cũng được áp dụng để bồi dưỡng cơ thể, tăng sức đề kháng cho những người đang trong giai đoạn điều trị bệnh lao.
Mà ngẫm ra, tuy có vị hăng hăng hơi khó chịu, nhưng cải xoong giòn ngọt vẫn xứng đáng là món khoái khẩu của nhiều người, đó là chưa kể những công dụng thần kỳ của nó. Màu xanh mát của cải xoong, vì thế, hẳn không chỉ để ngắm!
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7.7.2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định (NĐ) số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu công suất lớn, vươn khơi bám biển khai thác thủy sản (KTTS). Hiện các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện.

Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Để đáp ứng quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) yêu cầu cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nhằm cập nhật các quy định của nước sở tại và tuân thủ đúng khi xuất khẩu các lô hàng cá nuôi vào thị trường này.

Thanh long ruột đỏ là loại cây được trồng phổ biến trên vùng đất gò. Đối với xứ biển, đây là cây trồng được xếp vào diện “lạ”. Dám nghĩ, dám làm, anh Lê Văn Trung (ở thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi) đã đem giống cây “lạ” này về trồng trên vùng đất cát và đã gặt… “mùa vàng”.

Dịch bệnh đốm nâu trên cây thanh long xảy ra từ nhiều năm nay, đã gây thiệt hại nặng cho người trồng thanh long mà chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Đây là vấn đề mà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng như lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm và đã phối hợp tổ chức các Hội nghị triển khai, chỉ đạo nhiều biện pháp để xử lý dịch bệnh đốm nâu, giúp nông dân an tâm trong sản xuất.