Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cải Thiện Môi Trường Sống Cho Người Dân

Cải Thiện Môi Trường Sống Cho Người Dân
Ngày đăng: 23/06/2012

Hưởng ứng chủ đề "Năm Đô thị - An toàn giao thông" của thành phố và chủ đề năm của quận Dương Kinh là "Đô thị và kỷ cương", chính quyền và nhân dân phường Đa Phúc quyết tâm giải bài toán ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông.

Đã gần 20 năm nay, bà con địa phương ở khu vực phường Đa Phúc đã quen với lối họp chợ cóc ở ngay ven đường. Ông Trần Văn Động - Chủ tịch UBND phường Đa Phúc cho biết: Khu vực chợ cóc hoạt động nhiều năm nay chủ yếu là người ở địa phương.

Mỗi ngày, có tới hàng trăm hộ tham gia họp chợ với các mặt hàng khá đa dạng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, thu hút người mua gây ra tình trạng ùn tắc giao thông. Thói quen này giờ đây đã không còn phù hợp với sự thay đổi và phát triển kinh tế của địa phương, nhất là đòi hỏi về vệ sinh môi trường sống cho người dân. Bởi vì, mỗi buổi chợ tan, nước thải bốc lên nồng nặc, rác thải được vứt bừa bãi xung quanh khu vực chợ cóc.

Do những bất cập trên, nhiều người dân sống xung quanh khu vực chợ cùng những người bán hàng ở chợ đã đề nghị phường xây dựng một chợ tập trung ổn định để tránh mưa, tránh nắng, giải tỏa chợ cóc, giải quyết nhu cầu đi lại và vấn đề môi trường cảnh quan cho địa phương.

Được sự quan tâm, ủng hộ của UBND quận Dương Kinh và sự đồng thuận từ phía người dân địa phương, vừa qua, UBND phường Đa Phúc đã được giao làm chủ đầu tư xây dựng chợ dân sinh ngay tại vị trí trung tâm của phường. Chợ mới có quy mô 1.300 m2 với số vốn đầu tư trên 4 tỷ đồng được huy động từ nguồn xã hội hóa.

Tương lai, chợ mới xây dựng xong có thể đáp ứng được nhu cầu cho khoảng 150 hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ, phục vụ nhu cầu mua và bán của người dân địa phương. Ngoài ra, Ban quản lý chợ cũng sẽ tạo điều kiện cho những người bán hàng không cố định có chỗ ngồi tại chợ nếu như có nhu cầu.

Ông Động cũng chia sẻ thêm: Việc trước hết cần làm là phường sẽ thông báo trên loa truyền thanh cho người buôn bán được biết thông tin về đăng ký vào họp chợ khi chợ mới thành lập. Phường sẽ dành sự ưu tiên cho các hộ kinh doanh ở chợ cóc, khu vực ngã tư trước. Dự kiến mức phí ngồi chợ sẽ là 300.000/tháng và ký hợp đồng với các hộ niên hạn 1 năm. Còn những hộ phát sinh, không cố định nếu có nhu cầu ngồi bán tại chợ sẽ thu phí 7.000-10.000đồng/ buổi.

Ngoài ra, rút kinh nghiệm từ nhiều chợ khác xây dựng rất tốn kém nhưng không có người vào họp vì lý do lối đi không thông thoáng. Tâm lý chung của mọi người, trên đường đi làm về, ghé qua chợ mua mớ rau hay chút thịt nếu phải gửi xe mất 3.000-5.000 đồng thì rất bất tiện, người mua sẽ không vào chợ mà tiện dừng xe ở đâu thì mua ở đó.

Khắc phục nhược điểm đó, chợ mới của phường được xây dựng với nhiều hành lang thông thoáng cho người mua và bán đi lại và không ép buộc phải gửi xe vào chợ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho người dân cả người bán và người mua, tránh được việc mua bán dưới lòng đường gây ách tắc giao thông.

Ông Trần Văn Động cho biết, khi chợ mới đi vào hoạt động, UBND phường sẽ kiên quyết giải tỏa hoạt động kinh doanh buôn bán dưới lòng đường, khắc phục triệt để tình trạng ùn tắc giao thông, lập lại trật tự đường hè, tạo môi trường sống an toàn, an ninh trật tự cho nhân dân trong khu vực.

Ngoài việc xây mới chợ, phường Đa Phúc còn vận động nhân dân tự nguyện đóng góp kinh phí, hiến đất để giải phóng mặt bằng xây dựng hệ thống thoát nước tuyến đường trục của phường và các tuyến đường dân sinh Vân Quan, Đông Lãm, Cổ Tràng... Công tác vệ sinh môi trường, vận chuyển và xử lý rác thải ở các tổ dân phố từng bước đi vào quy củ, hoạt động ngày càng hiệu quả góp phần thực hiện nếp sống văn minh đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

Gian Nan Đầu Ra Cho Sản Phẩm Làng Nghề Gian Nan Đầu Ra Cho Sản Phẩm Làng Nghề

Nhưng, giờ đây, những hình ảnh đó đã dần đi vào quá khứ. Bà Hứa Thị Ngãi, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc), cho biết, thế hệ các cô gái trẻ hiện nay gần như không biết dệt thổ cẩm, bởi một phần do nhu cầu sử dụng sản phẩm thổ cẩm của bà con không còn nhiều như trước, họ lựa chọn các sản phẩm may sẵn, vừa tiện lợi, đẹp, rẻ mà lại hợp với xu thế.

17/11/2014
Bảo Hiểm Thủy Sản Bồi Thường Gấp 230 Lần Mức Phí Bảo Hiểm Thủy Sản Bồi Thường Gấp 230 Lần Mức Phí

Các công ty tham gia Chương trình khai thác thủy sản gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.

17/11/2014
Hòa Bình Đón Nhận Chỉ Dẫn Địa Lý “Cao Phong” Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong Hòa Bình Đón Nhận Chỉ Dẫn Địa Lý “Cao Phong” Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong

Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.

17/11/2014
Nhật Bản Muốn Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Cho Việt Nam Nhật Bản Muốn Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Cho Việt Nam

Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước.

17/11/2014
Mốt Chơi Nấm Linh Chi Bonsai Giá Bạc Triệu Ở Hà Nội Mốt Chơi Nấm Linh Chi Bonsai Giá Bạc Triệu Ở Hà Nội

Anh Kỷ chia sẻ, một lần đến thăm người thân ở Hàn Quốc, anh thấy nhiều người đặt chậu bon sai lạ trên bàn khách và trong phòng làm việc. Anh tò mò hỏi và được biết đó là loại linh chi đỏ bon sai. Vốn có sở thích cây cảnh và đầu óc kinh doanh, anh Kỷ học hỏi kỹ thuật chăm trồng và về thử nghiệm ở Việt Nam. Không ngờ, sau nhiều lần thử nghiệm, chậu cây linh chi bon sai đầu tiên cũng thành công.

17/11/2014