Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cải Thiện Đời Sống Từ Phụ Phẩm Cây Tràm

Cải Thiện Đời Sống Từ Phụ Phẩm Cây Tràm
Ngày đăng: 20/07/2013

Những năm qua, khi cây tràm liên tục rớt giá thì cành, ngọn và gốc đang mang lại thu nhập khá cao cho một bộ phận không nhỏ người dân trong các lâm phần.

Trên tuyến lộ về trung tâm huyện U Minh, đoạn thuộc ấp 6, xã Khánh An đến ấp 6, xã Nguyễn Phích có trên 20 hộ dân hành nghề hầm than bằng những phụ phẩm của cây tràm. Họ một phần là dân địa phương, một phần dân từ nơi khác đến cất chòi để làm nghề.

Bà Nguyễn Hồng Phước, người dân ấp 6, xã Khánh An, cho biết, nghề hầm than ở đây đã có từ rất lâu, nhưng làm với số lượng lớn bán ra thị trường thì mới có cách đây vài năm. Khi than bắt đầu có giá thì người tham gia hầm than ngày một nhiều hơn. Gia đình bà cũng mới phát triển nghề này để kiếm sống hơn 2 năm nay.

Vốn đầu tư ít

Khi nói về nguyên liệu phục vụ cho nghề hầm than, bà Phước cho biết, các phụ phẩm từ những mảnh rừng đã khai thác là rất nhiều. Từ ngọn, gốc, thậm chí là cành đều có thể dùng để hầm than được. Chỉ cần 700.000-1.000.000 đồng là mua được cả héc-ta rừng đã khai thác để lấy phụ phẩm hầm than đến mấy tháng.

Anh Trần Văn Đoan, ấp 6, xã Nguyễn Phích, cũng cho biết, không cần phải có rừng mới hầm than được, chỉ cần đi mua lại 1-2 ha rừng đã khai thác thì có đủ cây để hầm cả năm. Chủ yếu là bỏ công để thu gom, còn vốn đầu tư thì chẳng bao nhiêu.

Anh Đoan bộc bạch, hai vợ chồng rời quê hương Trà Vinh về với vùng đất Cà Mau từ những năm 2000. Hơn 10 năm trôi dạt khắp nơi, làm đủ các nghề để mưu sinh, từ đi biển cho đến làm thuê, nhưng không công việc nào là ổn định, cuộc sống thiếu trước hụt sau. Thế nhưng, từ năm 2010 đến nay, vợ chồng đến với đất rừng U Minh làm nghề hầm than mang lại thu nhập khá ổn định.

Theo bà Phước, giờ đây cứ bình quân 3 ngày là cho ra 20 bao than, với giá 55.000-60.000 đồng/bao, mỗi tháng bà thu nhập trên 10 triệu đồng. Bà bộc bạch, nếu không có nghề hầm than cuộc sống không biết ra sao. Giờ đây, chỉ cần có than là có thương lái đến tận nơi để mua, không phải chở đi đâu. Từ nghề phụ giờ đây nghề hầm than đã trở thành thu nhập chính cho nhiều gia đình ở U Minh.

Tuy xuất phát chỉ là công việc phụ, nhưng giờ đây nghề hầm than từ phụ phẩm cây tràm không chỉ giúp người dân trong lâm phần cải thiện cuộc sống mà còn góp phần tăng giá trị cây tràm.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Hiểu Nghề Nuôi Trai Cấy Ngọc - Thêm Một Trải Nghiệm Mới Về Vịnh Hạ Long Tìm Hiểu Nghề Nuôi Trai Cấy Ngọc - Thêm Một Trải Nghiệm Mới Về Vịnh Hạ Long

Nếu có dịp tham quan Vịnh Hạ Long, du khách hãy thử một lần theo tàu ra thăm ngư trường nuôi trai cấy ngọc trên biển Hạ Long (nằm ở khu vực gần hang Bồ Hòn), chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng thích thú bởi không chỉ vì cảnh đẹp nơi này mà còn có cơ hội tìm hiểu thêm về công việc nuôi trai cấy ngọc...

04/11/2013
Ngành Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Dự Báo Kém? Ngành Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Dự Báo Kém?

Hiện giá lợn hơi chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, trung bình người chăn nuôi lỗ gần 10.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với gà lông, giá cũng giảm từ 10.000 đồng tới 12.000 đồng/kg. Giá sản phẩm chăn nuôi của chúng ta đang thấp hơn Thái Lan từ 5000 - 6000 đ/kg; Trung Quốc gần 10.000 đ/kg.

23/04/2013
Thành Công Từ Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm Thành Công Từ Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm

Mô hình nuôi sò huyết luân canh trong vuông tôm được ông Lâm Văn Liêm, ấp Công Điền, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) áp dụng thành công. Từ mô hình này, nhiều hộ dân tham quan học hỏi và áp dụng.

04/11/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật

Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Bắc Ninh. Trong nhiều năm qua, nghề này chưa có bước phát triển đáng kể bởi những người nuôi ong trong tỉnh chủ yếu vẫn nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Vài năm gần đây, diện tích vườn đồi, rừng và trang trại trồng trọt của tỉnh đã tăng lên đáng kể, cây cối phát triển xanh tươi, trong đó có nhiều loại cây là nguồn mật cho ong... Một số hộ nông dân tại các địa phương như Phật Tích, Việt Đoàn (Tiên Du), Nam Sơn (T.P Bắc Ninh) và Tân Lãng (Lương Tài)... đã biết tận dụng cơ hội phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao, trong khi chi phí đầu tư không lớn.

04/11/2013
Cây Sen Hiệu Quả Kinh Tế Và Giải Quyết Việc Làm Ở Đồng Tháp Cây Sen Hiệu Quả Kinh Tế Và Giải Quyết Việc Làm Ở Đồng Tháp

Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

23/04/2013