Cải Thiện Đời Sống Từ Phụ Phẩm Cây Tràm

Những năm qua, khi cây tràm liên tục rớt giá thì cành, ngọn và gốc đang mang lại thu nhập khá cao cho một bộ phận không nhỏ người dân trong các lâm phần.
Trên tuyến lộ về trung tâm huyện U Minh, đoạn thuộc ấp 6, xã Khánh An đến ấp 6, xã Nguyễn Phích có trên 20 hộ dân hành nghề hầm than bằng những phụ phẩm của cây tràm. Họ một phần là dân địa phương, một phần dân từ nơi khác đến cất chòi để làm nghề.
Bà Nguyễn Hồng Phước, người dân ấp 6, xã Khánh An, cho biết, nghề hầm than ở đây đã có từ rất lâu, nhưng làm với số lượng lớn bán ra thị trường thì mới có cách đây vài năm. Khi than bắt đầu có giá thì người tham gia hầm than ngày một nhiều hơn. Gia đình bà cũng mới phát triển nghề này để kiếm sống hơn 2 năm nay.
Vốn đầu tư ít
Khi nói về nguyên liệu phục vụ cho nghề hầm than, bà Phước cho biết, các phụ phẩm từ những mảnh rừng đã khai thác là rất nhiều. Từ ngọn, gốc, thậm chí là cành đều có thể dùng để hầm than được. Chỉ cần 700.000-1.000.000 đồng là mua được cả héc-ta rừng đã khai thác để lấy phụ phẩm hầm than đến mấy tháng.
Anh Trần Văn Đoan, ấp 6, xã Nguyễn Phích, cũng cho biết, không cần phải có rừng mới hầm than được, chỉ cần đi mua lại 1-2 ha rừng đã khai thác thì có đủ cây để hầm cả năm. Chủ yếu là bỏ công để thu gom, còn vốn đầu tư thì chẳng bao nhiêu.
Anh Đoan bộc bạch, hai vợ chồng rời quê hương Trà Vinh về với vùng đất Cà Mau từ những năm 2000. Hơn 10 năm trôi dạt khắp nơi, làm đủ các nghề để mưu sinh, từ đi biển cho đến làm thuê, nhưng không công việc nào là ổn định, cuộc sống thiếu trước hụt sau. Thế nhưng, từ năm 2010 đến nay, vợ chồng đến với đất rừng U Minh làm nghề hầm than mang lại thu nhập khá ổn định.
Theo bà Phước, giờ đây cứ bình quân 3 ngày là cho ra 20 bao than, với giá 55.000-60.000 đồng/bao, mỗi tháng bà thu nhập trên 10 triệu đồng. Bà bộc bạch, nếu không có nghề hầm than cuộc sống không biết ra sao. Giờ đây, chỉ cần có than là có thương lái đến tận nơi để mua, không phải chở đi đâu. Từ nghề phụ giờ đây nghề hầm than đã trở thành thu nhập chính cho nhiều gia đình ở U Minh.
Tuy xuất phát chỉ là công việc phụ, nhưng giờ đây nghề hầm than từ phụ phẩm cây tràm không chỉ giúp người dân trong lâm phần cải thiện cuộc sống mà còn góp phần tăng giá trị cây tràm.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vừa có thông báo kết luận về việc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho người nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu).

Bước vào mùa cải tạo ao vuông, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu tập trung sên vét chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Thế nhưng, việc cải tạo ao vuông quanh năm và áp dụng những quy định mới như hiện nay làm người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến sản xuất.

Những năm gần đây, chị Nguyễn Thị Năm ở ấp Mỹ Bình, tỉnh Tiền Giang đã áp dụng tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tuân thủ nghiêm các quy trình chăn nuôi theo khuyến cáo của ngành thú y, nên duy trì được đàn heo sinh sản và heo thịt cho lợi nhuận khá.

Vì còn nhiều thời gian chuẩn bị, người trong cuộc ngành chăn nuôi Việt Nam tự tin còn nhiều cơ hội để thắng, chí ít là không thua trên sân nhà.
Hiện nay, thời tiết trên địa bàn thường xuất hiện những đợt nắng, mưa thất thường - là điều kiện có thể phát sinh các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm (GS,GC).