Cải Thảo Dễ Trồng, Năng Suất Cao

Cải thảo là loại rau dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm. Phía Bắc trồng từ tháng 8 – 10, phía Nam trồng từ tháng 7 đến tháng 4 sang năm, còn ở Đà Lạt, người dân trồng quanh năm.
Là cây ưa ánh sáng ngày dài. Trong điều kiện đảm bảo đủ ẩm thường xuyên 70 - 80%, cây sẽ cho năng suất thu hoạch cao.
Đất và dinh dưỡng: Có thể trồng trên các loại đất khác nhau hoặc đất thịt nhẹ, pH thích hợp 5,5 - 6. Tự gieo cây giống hoặc mua cây giống từ những vườn ươm đủ tiêu chuẩn, có uy tín. Đất trồng phải tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, rải vôi, tưới nước trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất tồn tại từ các vụ trước.
Cày xới độ sâu 20 - 25cm, phơi ải trong 1 - 2 tuần, dùng thuốc xử lý đất trước khi trồng cây ít nhất 15 ngày để hạn chế sâu, bệnh hại. Sau đó bón phân lót cày lần cuối. Lên luống rộng 1,2 - 1,5m; rãnh rộng 30 - 40cm, cao 20 - 25cm đối với vụ xuân hè hoặc 15 - 20cm đối với vụ thu đông.
Lượng phân bón (tính cho 1.000m2): Phân chuồng hoai mục 2 – 2,5 tấn, đạm urê 25 - 30kg, supe lân 40 - 50kg, KCl 13 - 15kg. Nếu đất chua (độ pH
Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 lượng đạm và kali. Trộn đều phân rồi cấy cây giống. Bón thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh (khoảng 10 ngày sau trồng) 1/4 đạm, kali. Bón thúc lần 2 khi lá cây bắt đầu vào cuốn bón (25 ngày sau trồng) 1/4 phân đạm và kali. Bón lần 3 với lượng phân còn lại, sau lần 2 khoảng 12 - 15 ngày (35 – 40 ngày sau trồng). Kết hợp các đợt bón phân làm cỏ, xới xáo vun gốc, tưới nước.
Có thể dùng một số chế phẩm phân bón lá như: K-H; Atonic, Humate, Yogen... khoảng 10 - 12 ngày phun/lần cho năng suất tăng thêm 20 - 30%, chất lượng vẫn đảm bảo. Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
Chú ý bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh, chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).
Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.

Những năm qua, Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn

Hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.