Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề

Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề
Ngày đăng: 10/09/2015

Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề

Trong tuần cuối tháng 8/2015, diện tích tôm chết tăng nhiều, nâng tổng số thiệt hại toàn tỉnh lên 9.600 ha, chiếm 23,7% diện tích thả giống, trong đó huyện Trần Đề bị thiệt hại hơn 744 ha. Hiện khó khăn chung của bà con không chỉ do bùng phát dịch bệnh trên tôm trong mùa mưa, mà còn vì giá tôm nguyên liệu đang giảm thấp so cùng kỳ năm 2014.

Ông Đỗ Thanh Hải ở xã Tài Văn có 5 công nuôi tôm sú được hơn 3 tháng tuổi, đạt kích cỡ 35 – 40 con/kg, ông cho biết tôm sú cỡ này bán ra chỉ khoảng 125.000 đ/kg, tôm thẻ cỡ 100 con/kg còn dưới 90.000 đ/kg, với giá này thì chỉ có huề hoặc lỗ vốn, theo ông Hải: “Thức ăn thì không nghe tụt giá còn Tôm thì không lúc nào nghe lên giá, giá bây giờ thấp quá, nông dân chỉ biết chịu thôi chứ biết nói gì đây, tới đâu thì tính tới đó”.

Bên cạnh nỗi lo chung về dịch bệnh và giá cả, những hộ dân trong vùng ngọt còn gặp nhiều trở ngại hơn khi đào ao nuôi tôm, vì không thuộc vùng quy hoạch nên các điều kiện về nguồn điện và nguồn nước không đảm bảo để nuôi tôm.

Như ở xã Tài Văn có hơn 11ha nuôi tôm, do việc lấy nước mặn từ kênh lớn vào nuôi tôm khó tránh việc mầm bệnh lây lan vào ao, nên hầu hết bà con ở đây đều trữ nước lại sau mỗi vụ nuôi, nhưng việc trữ nước cục bộ trong thời gian dài sẽ làm tăng chi phí để xử lý, đồng nghĩa với việc tăng chi phí đầu vào của bà con, anh Thạch Đức Long, trưởng Ban nhân dân ấp Tài Công cho biết: “Theo quan sát của địa phương, trước đây điện không đủ, nhiều hộ nuôi tôm phải sử dụng máy phát điện nên chi phí rất cao.

Sau khi có điện kéo đến nơi thì nhiều hộ chạy quạt một lúc gây ảnh hưởng đến điện sinh hoạt.

Nguồn nước ở đây lấy chủ yếu từ kênh Dù Tho, Mỹ Thanh. Đa số hộ nuôi ở đây chưa tập trung xử lý ao lắng. Do ở đây không nằm trong vùng quy hoạch, địa phương khuyến cáo bà con nuôi tôm nên xử lý ao lắng để tránh bị thiệt hại.

Nhiệm kỳ rồi có chủ trương nạo vét kinh mương để nuôi tôm. Ở đây bà con làm ruộng nhiều 414 ha, diện tích nuôi tôm ít, khuyến cáo bà con không nên lấy nước ruộng xổ ra vì có chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt ốc… đồng thời cũng không xổ nước ao ra kênh chung, tránh gây nhiễm mặn cho trồng lúa”.

Điện chạy quạt nước chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi tôm tại các vùng nuôi ngoài quy hoạch

Hiện tại biện pháp quản lý nguồn nước giúp bà con các vùng nuôi tôm ngoài quy hoạch hạn chế được lây nhiễm mầm bệnh từ nơi khác, tuy nhiên ngành chức năng cũng khuyến cáo bà con các khu vực này không nên tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm, nhất là khi dịch bệnh trên tôm chưa có dấu hiệu dừng lại, ông Trần Hoàng Dũng, trưởng phòng NN& PTNT huyện Trần Đề cho biết: “Đối với huyện Trần đề diện tích nuôi tôm ngoài quy hoạch không nhiều, đây là những diện tích có nuôi tôm nước lợ trước đây.

Ngành khuyến cáo bà con thận trọng trong diện tích này vì chưa đảm bảo được điều kiện cơ bản cho nuôi tôm. Tuy nhiên hằng năm, chúng tôi có khuyến cáo về lịch thời vụ, tập huấn tuyên truyền một số biện pháp kỹ thuật cơ bản để xử lý đối với điều kiện ao nuôi của bà con. Khuyến cáo bà con không nên mở ra ngoài vùng quy hoạch vì các điều kiện cho nuôi tôm hiện không đảm bảo, rất dễ bị thiệt hại”.

Về lâu dài, việc nuôi tôm trong vùng nước ngọt sẽ tác động lớn đến môi trường và đa dạng sinh học, đặc biệt gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh, tác động không tốt đến tình hình nuôi và phát triển thủy sản.

Do đó ngành nông nghiệp huyện Trần Đề cũng đặc biệt lưu ý nông dân cần thận trọng khi lựa chọn mô hình sản xuất, để thu được lợi nhuận cao nhất trên diện tích đất của mình bằng mô hình phù hợp nhất.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Rơm Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Rơm

Nhiều người nghĩ rằng trồng nấm rơm trên núi sẽ là một hướng đi khó khăn bởi xa nguồn nguyên liệu và đối mặt với sự chuyển biến phức tạp của thời tiết. Thế nhưng hướng đi táo bạo ấy của gia đình anh Lê Trọng Khánh - chị Trương Thị Ngọc Lài, ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thành công và mở ra một hướng làm kinh tế mới đầy hứa hẹn cho người dân nơi đây...

23/05/2013
Dừa Tươi Có Giá, Nông Dân Trồng Dừa Phấn Khởi Ở Trà Vinh Dừa Tươi Có Giá, Nông Dân Trồng Dừa Phấn Khởi Ở Trà Vinh

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá các loại trái cây có tính thanh nhiệt, giải khát tăng mạnh, đặc biệt là dừa tươi. Tại Trà Vinh, giá dừa tươi đã tăng gần gấp đôi so với cách đây vài tháng, nhà vườn rất phấn khởi.

23/05/2013
Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Ở Quảng Nam Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Ở Quảng Nam

Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú. Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ tr

09/02/2013
Cung Ứng 1,5 Triệu Con Cá Giống Cho Vụ Nuôi 2013 Ở Lào Cai Cung Ứng 1,5 Triệu Con Cá Giống Cho Vụ Nuôi 2013 Ở Lào Cai

Theo thông tin từ Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai, đến nay, các trại giống thủy sản trên địa bàn đã cung ứng khoảng hơn 1,5 triệu con cá giống cho các hộ nuôi, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

24/05/2013
Nuôi Gà Đẻ Trứng Phụ Thuộc Con Giống Doanh Nghiệp FDI Nuôi Gà Đẻ Trứng Phụ Thuộc Con Giống Doanh Nghiệp FDI

Tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, hầu hết người chăn nuôi gà đẻ trứng đang bị phụ thuộc vào con giống của một số doanh nghiệp FDI.

24/05/2013