Cách Xử Lý Khi Tôm Bị Bệnh

Cải tạo môi trường ao nuôi tốt hơn:
Kiểm tra và cải tạo môi trường ao nuôi để giảm mức độ thiệt hại xảy ra. Bao gồm các bước sau :
- Quản lý việc cho tôm ăn thật chặt chẽ, khi tôm bệnh khả năng bắt mồi giảm do vậy việc cho ăn phải hết sức thận trọng, tránh dư thừa thức ăn dễ dẫn đến vấn đề thêm nghiêm trọng.
- Tăng cường thay nước nếu thấy cần thiết, lưu ý phải kiểm tra tình hình dịch bệnh đốm trắng, đầu vàng ở thời điểm đó và sự phù hợp của việc thay nước để quyết định.
- Thực hiện nghiêm ngặt qui trình sử dụng hóa chất và Probiotic.
Sử dụng kháng sinh :
Việc sử dụng kháng sinh đạt được kết quả chỉ khi nào ta phát hiện và xác định chính xác kịp thời. Phải xử lý ở giai đoạn tôm chưa có biểu hiện triệu chứng nhiễm bệnh mặc dù kiểm tra số lượng nhiễm khuẩn ở gan đã nhiều hơn mức cho phép. Ở giai đoạn này tôm trong ao vẫn ăn mồi tốt, do vậy việc xử lý đạt kết quả cao.
- Kháng sinh được sử dụng rộng rãi cho kết quả tốt là: Nhóm quinolone như : Oxolomic acid, Norfloxacin, Enrofloxacin (Nhóm quinolone đã bị cấm sử dụng); kháng sinh thuốc nhóm sulfamid : Sulfadimidin, Trimethoprim, Methoxazon.
- Thời gian sử dụng liên tục 3-5 ngày, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ. Lưu ý phải bao thức ăn đã có thuốc bằng chất kết dính, tránh thuốc bị hòa tan và khuếch tán trong nước. (trong trường hợp này không nên dùng dầu gan mực sẽ gây khó tiêu hóa cho tôm).
Sử dụng Probiotic :
Sau 5 ngày sử dụng kháng sinh bắt buộc phải sử dụng ngay các chế phẩm sinh học để phục hồi lại hệ vi sinh vật đường ruột cho tôm.
Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu này của Lê Quốc Việt và Trần Ngọc Hải 2018 nhằm xác định mô hình ương thích hợp cho sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú.

Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày

Ánh sáng là yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến tập tính đào hang và sinh sản của tôm sú.

Nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa (thức ăn, đạm, năng lượng) và tiêu hao oxy cơ sở của tôm sú

Tôm sú chậm lớn là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể tôm giống nhiễm bệnh còi do MBV (Monodon Baculovirus)