Cách ủ chua khoai lang làm thức ăn dự trữ cho gia súc

Và thân lá làm thức ăn tươi trực tiếp cho trâu bò, lợn...hoặc phơi khô nghiền thành bột làm thức ăn dự trữ cho gia súc.
Phương pháp chế biến sau: Băm, thái phơi khô, sau đó đem nghiền thành bột để làm thức ăn dự trữ.
Sử dụng thân lá và củ ủ chua làm thức ăn cho lợn.
Cách làm như sau: nghiền, băm, thái lát thân lá và củ (đối với thân lá sau khi băm cần phơi héo ra ngoài nắng khoảng 2 - 4 giờ) sau đó phối trộn kỹ và đều vào nguyên liệu các chất phụ gia như muối (0,5%) và cám gạo hoặc bột ngô, bột sắn (6%).
Sau khi đã trộn đều cho nguyên liệu vào chum vại hoặc túi 2 lớp (túi dứa ở ngoài, túi nilon ở trong).
Cho nguyên liệu dần vào từng lớp dày 15 - 20cm và dùng tay nén chặt, mục đích để cho không khí ra hết khai khô thức ăn.
Sau đó mới liếp tục cho lớp khác.
Sau khi kết thúc ủ phải đậy kín (đối với chum vại) hoặc buộc chặt bao ủ.
Cất giữ thức ăn ủ chua nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, bọ và gián cắn thủng túi để không khí lọt vào làm hỏng thức ăn.
Trong quá trình ủ sau vài ngày kiểm tra thấy túi có hiện tượng căng phồng thì cần mở bao để xả hết không khí ở trong ra rồi buộc kín lại.
Tuỳ theo nguyên liệu phối trộn khác nhau mà có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc sau khi ủ 14 ngày (chậm nhất là 21 ngày, thậm chí có khi đến 30 ngày).
Trong điều kiện đảm bảo quy định ủ tốt (yếm khí hoàn toàn) thì thức ăn ủ chua có thể bảo quản được trong vòng 4,5 đến 5 tháng.
Điều cần lưu ý là không nên cho lợn con có trọng lượng dưới 15kg ăn dây lá khoai lang ủ chua và đồng thời cũng cần luyện cho lợn quen dần với loại thức ăn này.
Sử dụng thức ăn ủ chua cho gia súc là một phương thức rất đơn giản tiện lợi và kinh tế vì không mất công nấu và chi phí chất đốt.
Có thể bạn quan tâm

Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời

Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.

Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...