Cách Phòng Cúm Gia Cầm

Tháng 2-3 thời tiết thường có mưa phùn làm cho ẩm độ không khí tăng cao, thời tiết lại thay đổi thất thường mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về, đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm gia cầm phát sinh và lây lan mạnh.
Hiện nay theo thông báo của Cục Thú y, bệnh cúm gia cầm đang bùng phát trở lại ở một số tỉnh phía Bắc nước ta. Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay đối với chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất với bệnh cúm gia cầm là tiêm vacxin. Nhưng việc tiêm vacxin cúm gia cầm chi phí rất tốn kém, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước và tiêm theo lịch, theo đợt trong năm, thường là thụ động. Như vậy sẽ có không ít đàn gia cầm ở nhiều nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa không được tiêm vacxin.
Xin giới thiệu kinh nghiệm chăm sóc làm tăng sức đề kháng cho gia cầm chống lại bệnh cúm xâm nhập, kinh nghiệm này áp dụng tốt cho cả gia cầm đã tiêm và chưa tiêm vacxin cúm gia cầm.
- Cho gia cầm ăn đầy đủ khẩu phần các loại cám có chất lượng tốt và ổn định, cho uống thêm B.Complex giúp cho gia cầm khoẻ mạnh tăng sức đề kháng với bệnh. Ngoài vacxin cúm gia cầm tiêm theo sự hỗ trợ của nhà nước cần tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vacxin thông thường như: Marek gà; Gumboro gà; đậu gà; tả gia cầm; tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ quan thú y địa phương, giúp cho gia cầm miễn dịch với các bệnh này.
- Những ngày giá lạnh, thả gia cầm muộn, nhốt sớm. Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi, nhốt theo nhu cầu sinh lý ngày tuổi, tháng tuổi của gia cầm. Giữ cho chuồng luôn khô sạch, vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả dài ngày (loại thuốc có thành phần Iot như Han Iodine 10%), khoảng 7-10 ngày phun/lần sau khi dọn chất độn chuồng.
- Cho gia cầm ngửi khói quả bồ kết định kỳ 5-7 ngày lần, làm mũi gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp. Tiêu diệt virus cúm, giúp gia cầm khoẻ mạnh chống lại bệnh.
- Khoảng 2-3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. Đập dập 2-3 củ tỏi sống, để trong không khí 15-20 phút sau đem hoà với 10-15/lít nước đem cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm.
- Cho gà uống sản phẩm “Vườn sinh thái” với nồng độ 0,03% (5ml/15lít nước) đều đặn 2 ngày/lần. Sản phẩm “Vườn sinh thái” là loại thuốc bổ sạch, sử dụng làm tăng năng suất, cải thiện chất lượng trứng, thịt, con giống cho vật nuôi. Các chủng vi sinh hữu ích, các Enzim sinh hoá có trong sản phẩm ức chế có hiệu quả các bệnh tiêu chảy, làm tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu tốt dinh dưỡng giúp cho cơ thể gia cầm khoẻ mạnh chống lại virus cúm xâm nhập.
Có thể bạn quan tâm

Gà Đông Tảo , loại gà có cặp chân xấu xí, bỗng trở nên nổi tiếng dịp tết vừa qua bởi nhiều người tìm mua làm quà tặng và ăn tết. Dù giá cao chót vót song nhiều nhà hàng đặc sản tại TP.HCM vẫn không đủ hàng bán

Hiện tại thì những người chơi gà nòi ở Việt Nam chưa đặt ra một tiêu chuẩn nào về hợp cách của một con gà nòi và bộ lông của nó. Tuy nhiên, đối với những vị sư kê đã từng đá gà ở miền Nam thì sự hợp cách cũng đã được nhiều người chú ý và áp dụng

Chân gà có cựa gà. Cựa gà có nhiều dạng, trong đó có cựa hay, cựa dở, và có tên gọi khác nhau. Dù là gà đòn, cựa ngắn, nhưng gặp cựa tốt, vẫn là lợi khí sắc bén, hữu hiệu, hỗ trợ cho việc đấu chọi thành công. Còn gà cựa thì cặp cựa tốt hỗ trợ đắc lực cho việc đấu chọi của gà

Để cho da gà dai, cứng, cựa không đâm thủng, trong dân gian thường có những bài thuốc rất công hiệu. Xin giới thiệu một toa thuốc nam khá phổ biến ở vùng Cao Lãnh (Đồng Tháp) gồm: vỏ măng cụt (200g), vỏ cây bần (200g), gừng (100g), nghệ xà cừ (100g), củ riềng (100g)